Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO
Võ Hưng Thanh
"một đất nước dân chủ thì chắc chắn pháp luật đó là luật dân chủ, còn các nhà nước độc tài thì chắc chắn luật pháp đó là luật pháp độc tài."
Trong xã hội con người, tự do là cá nhân được quyền làm điều gì mình muốn. Có nghĩa tự do luôn luôn ràng buộc hay phải đặt trên cơ sở là cái quyền nào đó. Quyền đó là quyền xã hội cho phép, quyền đó là quyền do pháp luật qui định. Cho nên tự do chỉ có ý nghĩa và có giá trị thật sự khi xã hội đó có một nền pháp luật lành mạnh, khoa học, khách quan, tiến bộ và hữu lý. Nếu không được như thế, cá nhân không bao giờ có quyền tự do và cả xã hội cũng không bao giờ có tự do.
Nhưng ai là người làm ra luật chung cho xã hội. Về nguyên tắc, xã hội tự do thì do Quốc hội đích thực làm luật, còn xã hội độc tài thì chỉ có một hay một số cá nhân nắm quyền điều khiển Quốc hội đó làm luật. Điều đó cũng có nghĩa chính giá trị hay bản thân pháp luật mới chính yếu còn không phải ai làm ra nó mới chính yếu. Tuy nhiên, một đất nước dân chủ thì chắc chắn pháp luật đó là luật dân chủ, còn các nhà nước độc tài thì chắc chắn luật pháp đó là luật pháp độc tài.
Song cái gì khiến những người đang nắm quyền của một đất nước là độc tài hay dân chủ ? Không ngoài ba ý nghĩa sau :
1/ Chủ quan : Tự coi mình là tài giỏi hơn mọi người khác. Điều này chắc chắn không khách quan, bởi vì không thể ai tự nhận mình là tài giỏi hơn tất cả mọi người. Mọi sự độc tài đều phi lý hay mê tín chỉ đều như thế.
2/ Bị động : Mình không hề tự do mà bị buộc chặt bởi thế lực nào đó. Như vậy cũng là tồi, không xứng đáng với ý nghĩa lãnh đạo trong tính cách lành mạnh, ưu việt và lương hảo.
3/ Vì quyền lợi riêng tư mà không hề yêu dân, yêu nước. Bởi yêu dân, yêu nước thật bụng thì chỉ muốn làm tốt cho dân, cho nước mà không thể là điều gì khác. Mà muốn vậy thì phải thực hành tự do dân chủ nhưng không thể độc tài.
Cho nên sự tự do bao giờ cũng là chân lý, là yêu cầu cần thiết, chính đáng, khách quan, trong khi đó sự không tự do luôn luôn chỉ nhất thiết chính là điều hoàn toàn ngược lại.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét