Tiếng dân
Tôi chẳng hiểu cái khái niệm "chính trị" thì các ngài chóp bu CS hiểu thế nào, nhưng xét thực tế thì các ngài ấy cho rằng ai không tin tưởng Đảng, phản đối, nói xấu (thực ra là nói lên sự thật) Đảng thì cho là người ta thiếu chính trị, nặng hơn nữa là phản động. Thế nhưng nhiều nước thì họ lại cho rằng làm chính trị bằng kinh tế, tức là chính sách này khác thì phải bảo đảm đời sống cho nhân dân, chế độ phúc lợi ngày càng cao làm cho dân tin tưởng và sung sướng. Còn ta thì cái gì cũng chính trị, nhưng theo quan niệm của nhiều nước khác thì ta lại làm hỏng chính trị, tức là ngày càng làm cho dân mất niềm tin vì chính sách làm cho nền kinh tế lụn bại, đất nước không tiến lên được.
Cũng thường thấy chính các cụ nhà ta hô hào chính trị đối với dân nhưng chính các cụ lại chú trọng làm kinh tế hơn ai hết. Không làm kinh tế sao cụ nào cũng biệt thự, nhà cao cửa rộng...? Hãy thử xem cái cách các cụ làm kinh tế như thế nào? Một là "buôn vua", nói theo kiểu Lã Bất Vi thời Tam quốc bên Tàu, chính là làm kinh tế qua cách làm chính trị, muốn lãi nhiều thì phải "buôn vua", dựa vào thần thế của vua thì mới làm ăn lớn được. Bây giờ chẳng thiếu gì đại gia và quan chức bắt tay chặt chẽ. Ngay chuyện mua quan bán chức cũng là một hinh thức làm kinh tế qua chính trị. Cái kinh khủng nhất cách làm kinh tế của các cụ là
KINH DOANH TỔ QUỐC
Đây là ngành kinh doanh lớn nhất, lãi hơn cả buôn vũ khí và ma túy. Thấy các cụ nhà ta làm ăn kinh tế lớn chưa? Nhưng mồm thì các cụ toàn nói làm chính trị. Ngay cái ban tài chính mới tái lập cũng là làm ăn kinh tế cho Đảng đấy. Các cụ nói một đằng, làm một nẻo đấy, các cụ khuyên người ta đừng tham nhũng thì chính các cụ lại tham nhũng hơn người khác, các cụ rao giảng đạo đức thì các cụ lại sống mất đạo đức nhiều nhất, đạo đức gì cái người chuyên di ăn cắp (tham nhũng), rồi thì các cụ càng nói mở rộng dân chủ thì càng thắt chặt hành vi dân chủ của người dân như cấm báo chí tư nhân, cấm biểu tình, cấm cả người ta thăm hỏi lẫn nhau, hoặc theo dõi người ta đi chơi.... đã không hợp thời đại lại còn bảo thủ, áp đặt, cửa quyền, tự mâu thuẫn, trình độ giác ngộ của người dân được nâng cao không chấp nhận. Không hiến pháp nước nào quy định một đảng phái (một bộ phận nhỏ trong toàn dân tộc) được quyền lãnh đạo cả đất nước, cả dân tộc. Phía dân thì dùng lý lẽ và cả thực tiễn sự lãnh đạo của Đảng để phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng . Phía Đảng thì đã sai cả lý thuyết và thực tiễn nhưng lại có thái độ cù nhầy Chí Phèo, cố biện minh cho mình là đúng, nếu thành phần kinh tế thì không thể có một thành phần tư tưởng, nếu có tư tưởng vô sản thì sao lại có ý tưởng làm giầu?
Đảng sai nhưng không thực sự cầu thị, còn chụp mũ cho những tư tưởng đúng là thoái hóa hoặc đổ cho "thế lực thù địch" gây chia rẽ giữa Đảng và dân. Khi con người lập ra đảng phái thì tự nhiên có sự chia rẽ giữa nhóm lớp người này với nhóm người khác rồi. Trong thực tế thì chính Đảng CS phân biệt giữa người ngoài Đảng và người trong Đảng. Cái tự mâu thuẫn của Đảng chính là ở điểm mấu chốt là đã độc đảng thì không dân chủ, nhưng Đảng vừa giữ độc quyền, cấm người ta lập ra đảng phái khác, lại vừa hô hào phát huy dân chủ.
Thực ra các nhà lý luận của Đảng cũng biết điều này, thế nhưng vì quyền lợi của họ nên họ cố tình cãi chấy cãi cối, cãi không được thì dùng quyền lực kết tội người dân vô tội. Đảng hô hào dân chủ nhưng trong thực tế lại bỏ tù người đấu tranh cho dân chủ, mà toàn là những trí thức có trình độ.
Kết quả cuộc cãi vã giữa Đảng và dân sẽ đi đến đâu? Một số người dự đoán có lẽ là Đảng sẽ thắng, nhưng chỉ là thắng tạm thời, phải chờ đến lúc có Đoàn Văn Vươn trong lĩnh vực hiến pháp thành tiếng vang cả trong nước và thế giới thì Đảng mới thức tỉnh. Lúc ấy, Đảng sẽ phải trả giá cho sự bảo thủ và ngoan cố của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét