Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013
CIA chính thức trở lại Việt Nam
Một thông tin không mới nhưng có thể nhiều người chưa biết về việc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã chính thức mở cửa Văn phòng Liên lạc tại Hà Nội vào đầu tháng 3/2011. Thông tin này tuy không công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhưng đầy tính minh bạch. Việc công khai trở lại của CIA hỗ trợ cho các hoạt động bí mật trong khuôn viên Đại sứ quán tại Hà Nội, Tổng Lãnh sự quán tại TP HCM đánh dấu tham vọng kiểm soát Việt Nam của Mỹ.
Richard Halloran trong một bản tin phân tích khá dài tựa là “A Long Reconciliation” (Một Cuộc Hòa Giải Lâu Dài), đăng trên báo Honolulu Star-Advertiser ngày 20/3/2011, có nói đến việc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) mở Văn phòng Liên lạc tại Hà Nội. Tin này đáng chú ý trong việc hợp tác an ninh giữa Washington và Hà Nội trên phương diện nổi. Nó còn rất đáng chú ý trên phương diện chìm trong những sinh hoạt của những nhà hoạt động đối lập và đối kháng với chính quyền Việt Nam.
CTN Trương Tấn Sang gặp kín cùng Ngoại trưởng
Hillary Clinton tại Honolulu (10/11/2011)
Nguồn tin CIA chính thức trở lại Việt Nam xuất phát đúng chỗ: Honolulu (Thủ phủ tiểu bang Hawai, Mỹ) như nhiều người biết là đầu cầu Á châu của Mỹ. Về quân sự là nơi toạ lạc của Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ vùng Thái Bình Dương. Về chính trị, Honolulu là trạm trung chuyển giữa các nước Châu Á và Mỹ. Hầu hết những cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước khi đến Mỹ để công du theo lời mời của các cơ quan Mỹ như Quốc Hội, Fulbright Grant, các bộ và đại học Mỹ đều được phía Mỹ mời ghé thăm East West Center (Trung tâm Đông-Tây), một trong những tổ chức liên chính phủ do Mỹ kiểm soát tại Honolulu. Nói là viếng thăm theo văn từ ngoại giao chứ thực sự là để được thuyết trình và nghe ý kiến về tình hình chính trị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trước đó, Nguyên Đaị sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng cũng đã bay tới Honolulu, tiếp đó, ngay sau khi đắc cử Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang cũng họp kín cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton tại đây.
Washington, Hà Nội hợp tác an ninh: Chuyện này đã chuẩn bị từ lâu thể hiện qua hàng chục cuộc họp, các thỏa thuận hợp tác, những lời tuyên bố của các giới chức Ngoại giao, Quốc phòng từ Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phụ tá, kể cả Đô đốc Thommas B.Pargo Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Như Việt Báo kể sơ sơ: “Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, nơi đã gửi khoảng nửa tá tàu chiến sang thăm các hải cảng Việt Nam các năm gần đây, dự định mở một hội nghị với các cấp chỉ huy tương nhiệm vào mùa xuân này để thu xếp thêm các chuyến tàu chiến Mỹ thăm Việt nam. Trong một quyết định có tính đột phá, Việt Nam báo rằng hải cảng ở Vịnh Cam Ranh sẵn sàng mở ngõ đón tàu chiến hải quân nước ngoài”; “Năm ngoái, phi cơ từ mẫu hạm USS George Washington đã chở nhiều lãnh tụ quân sự và chính trị Việt Nam bay ra tàu chiến đậu ngoài khơi. Mẫu hạm USS John Stennis cũng làm như thế trước đó cùng năm, cả 2 lần đều bị Bắc Kinh phản đối vì nói rằng vi phạm vùng biển của Trung Quốc...”.
Không cần gì một chuyên viên theo dõi và phân tích thời sự mới biết, người phó thường dân Việt Nam cũng biết “Mỹ đi rồi Mỹ lại về” nhất là sau những chuyển động dồn dập của Mỹ vào Biển Đông qua ngõ ASEAN với các cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng Mỹ ở Hà Nội và họp thượng đỉnh có mặt cả Tổng thống Mỹ Obama và Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ở New York. Theo nguồn tin CIA, chính quyền Việt Nam muốn Mỹ làm lá chắn trong vấn đề Biển Đông mà Trung Quốc đã chiếm gần 80% lãnh hải và 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và ngang nhiên thành lập "Huyện đảo Tam Sa".
Vấn đề là việc hợp tác an ninh của Mỹ ở nước ngoài điều kiện cần và đủ là phải có CIA vì đây là cơ quan đầu não về an ninh, chính trị, là tai mắt của chính quyền Mỹ, có một vị thế trọng yếu trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và có chế độ báo cáo trực tiếp cho Tổng thống khi có bất kỳ sự kiện chính trị gì ở nước ngoài.
Nguon:http://tusangnhamhiem.blogspot.sk/
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét