Sự kiện
1). Cây quýt này trồng ở đất Hoài Nam có quả rất ngọt, nhưng đem sang trồng ở đất Hoài Bắc thì quả lại chua !?
Theo cuốn sách 100 mẩu chuyện cổ Đông Tây, Án Anh (tức Án Tử) là con một vị tướng nước Tề thời Chiến Quốc, ông có đạo đức cao và tài ứng đối giỏi. Một lần Án Anh sang thăm nước Sở. Trước khi ông đến, vua nước Sở nói với cận thần :
– Án Tử là một tay ăn nói giỏi của nước Tề. Y sang đây, trẫm muốn làm nhục, có cách gì không ?
Một kẻ cận thần góp ý :
– Đợi lúc Án Tử sang đây. Kẻ hạ thần sẽ cho trói một người dẫn đến trước mặt bệ hạ.
– Để làm gì ?
– Để giả làm một kẻ người nước Tề phạm tội ăn trộm.
Khi Án anh đến nơi, vua nước Sở đãi tiệc trọng thể. Lúc đương uống rượu thì bọn lính điệu một người bị trói vào. Vua Sở hỏi :
– Tên kia có tội gì mà phải trói thế ?
Một tên lính thưa :
– Tên này là một người nước Tề phạm tội ăn trộm.
Vua nước Sở mỉm cười chế nhạo, nói với Án Anh :
– Người quý quốc hay trộm cắp nhỉ !
Án Anh bình tĩnh trả lời :
– Chúng tôi thiết nghĩ cây quýt mọc ở đất Hoài Nam có quả rất ngọt, nhưng đem sang trồng ở đất Hoài Bắc thì quả lại chua. Đó là do thủy thổ khác nhau mà sinh ra thế. Người ở nước Tề chúng tôi không quen trộm cắp, nhưng sang nước Sở lại sinh ra ăn trộm có lẽ cũng là vì thủy thổ giữa bản quốc và quý quốc khác nhau chăng ?
2). Cây quýt ngọt thời Việt Nam Cộng Hòa,
a/. Ngay chính ông GS Đặng Phong, đảng viên cao cấp đảng CSVN, tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế csvn mà còn phải nhận định:
. Cuộc sống xã hội và tinh thần trong nội bộ xã hội VNCH, trong trường học, trong công sở, trong các gia đình, xóm giềng, bạn hữu… lại là quan hệ có nề nếp, có văn hóa. Học trò lễ phép với thầy, vợ chồng, cha con, mẹ con thương yêu gắn bó với nhau. Thời đó học trò ra đường không hỗn láo như bây giờ. Không có hiện tượng chửi thề, các quan chức cũng có chơi bời nhưng không tệ hại tới mức như một số quan chức hiện nay. Công an thời đó ít có hiện tượng chặn đường để ăn tiền mãi lộ một cách phổ biến như ngày nay.
. Xin giấy tờ ở cấp này cấp kia cũng không phải đút lót một cách phổ biến, đặc biệt là trong trường học thì tình trạng chạy điểm, mua điểm, ném phao, quay cóp gần như không có. Có thể nói, so với xã hội trước đây -thời VNCH- thì trên một số khía cạnh nào đó, cuộc sống văn hóa và tinh thần hôm nay đã xuống cấp nghiêm trọng…
. Những trí thức trước đây, công chức trong công sở là những người có tư cách, đàng hoàng, cả nói năng và hành xử rất có văn hóa. Còn bây giờ, một tỉ lệ đáng kể công chức và cả một số trí thức cũng không có được một phong độ văn hóa như trước đây”
b). Nhà văn Dương thu Hương, cùng đoàn quân chiến thắng, tới Sài gòn liền sau «ngày chiến thắng». Bà thấy cảnh sung túc và cuộc sống văn minh của miền Nam, thấy ở nhà sách Khai Trí có bày bán tự do hàng trăm đầu sách về chủ nghĩa cộng sản…bà đã tìm một góc phố, hẻo lánh, ngồi xuống, bật tiếng khóc!.
Theo như lời bà kể, và than lên : «Tôi đã vào Nam cùng đoàn quân chiến thắng. Nhưng kẻ chiến thắng chính là những kẻ man rợ; còn người chiến bại, chính là những người văn minh !»
c/. Thi sĩ Vũ hoàng Chương cũng gọi những người cộng sản là loài man rợ, man dại. Họ có lý. Bản chất của những người cộng sản cũng là ác ôn, côn đồ, giết người, cướp của và cực kỳ quỉ quyệt, xảo trá…
Từ độ người về hỡi loài man dại !
Dẫu vô tri sỏi đá cũng buồn đau.
Tiếng thở dài vang tận đáy sông sâu.
Màu đỏ oan cừu hành hung phố chợ. - Vũ Hoàng Chương
Thế mới biết cái “tàn dư Mỹ - Ngụy” nó mạnh cỡ nào! Sau 38 năm mà cái lứa tuổi dưới 40 (hoàn toàn được giáo dục trong “chế độ mới tốt đẹp” đã làm cho đạo đức xã hội xuống cấp tới mức còn tệ hơn cả thời thực dân và đế quốc. Không chỉ vậy, cái “tàn dư” này còn phủ ngập tràn Hà Nội và toàn miền Bắc, nơi đã là XHCN đươc ngót 70 năm rồi.
Trả lờiXóa3). Cây quýt chua thời Cộng sản Việt Nam: a/. Giả dối lên ngôi
Trả lờiXóa=== Nhà văn csvn Dương Thu Hương -từng là đảng viên cao cấp Đảng Cộng sản Việt Nam- trong quyển THIÊN ĐƯỜNG MÙ, bà đã có nhận định về 'Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam / Bách khoa toàn thư mở Wikipedia' ...cực kỳ chính xác:
” Vả chăng, trong lịch sử bốn ngàn năm, triều đình Cộng sản là triều đình duy nhất cho tới nay, dạy cho con gái, con dâu vu khống bố hiếp dâm; dạy con trai chỉ vào mặt bố “đả đảo thằng bóc lột”; dạy cho láng giềng tố cáo điêu chác, đâm chém, dày xéo mồ mả của nhau v.v… vào những năm 1953, 1954 và kéo tới mùa Xuân năm 1955.
"Khi [một thế hệ] con người đã đủ can đảm vu khống, nhục mạ ngay bố mẹ đẻ của mình thì [nhiều thế hệ sau đó] họ sẽ thừa sự nhẫn tâm để làm những điều tàn ác . . .gấp ngàn lần như thế đối với tha nhân” ----Xem:
. http://s226.photobucket.com/user/xunau/media/1-1.jpg.html
. http://s226.photobucket.com/user/xunau/media/11.jpg.html
=== Ông Trần Quốc Thuận -đại biểu kiêm Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội csvn- nói rằng tham nhũng ở Việt Nam không chỉ gây ra thiệt hại vật chất mà còn khiến đạo đức của cả xã hội VN suy thoái !!
- Trong một cuộc trả lời phỏng vấn thẳng thắn trên nhật báo csvn Thanh Niên, ông THUẬN đã phát hiện ra một thảm trạng đau lòng:
. Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của Nhà nước… không tham nhũng mới là lạ !?.
. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm [ngàn ngàn] tỉ.
. Cái lớn nhất chúng ta bị mất, đó là mất đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội đang khiến người Việt Nam phải “tự nói dối với nhau để mà sống” (!!!)
=== Thừa nhận của ông Trần Quốc Thuận, được đăng tải trên BBC dưới nhan đề: Cơ chế khiến người Việt nói dối và nó lập tức nhận được nhiều chục phản hồi hết sức bức xúc, tâm huyết, chân thật, có giá trị… Tôi chỉ xin trích 03 phản hồi:
. @Ngọc Anh, TP. HCM: …Dối trá đã trở thành một căn bệnh trầm kha của xã hội VN, lây lan đến những em học sinh rất nhỏ. Từ bé các học sinh của chúng ta đã phải dối trá (quay cóp, đạo văn) để đạt được điểm tốt, để có được bằng này, bằng kia với người khác thì sau này cũng sẽ dễ dàng dối trá để đạt được mục đích của mình. Suy cho cùng thì tất cả cũng do cơ chế [độc tài] của CSVN cả…
. @Tam Tu, Đà Nẵng: …chuyện ông Thuận nói thì tôi cho đây là sự thực phủ phàng mà vô cùng đau xót. Thực tế là xã hội ta đang có tình trạng như vậy. Tôi đã trăn trở rất nhiều, đành rằng chúng ta phải trả giá cho sự phát triển nhưng sự trả giá ở đây là quá đắt…
. @Dominic Nguyen, Santa Barbara: Năm ngoái lần đầu tiên có dịp về thăm Hà Nội, người bạn giới thiệu cuốn truyện “Chuyện làng Cuội” của nhà văn Lê Lựu. Đọc xong thấy người dân thời đầu Cách Mạng ghê quá, họ nói dối để sống, họ nói dối không biết ngượng, nói dối thì mới vượt thành tích được. Nói dối trở thành “đạo đức xã hội chủ nghĩa”…
Sau 1975, người ta truyền miệng nhau câu cao rao như thế này:
Thẳng thắn thật thà thường thua thiệt
Lọc lừa, luồn lụy… lại lên lương !.
Thôi biết làm sao, vận nước đã đến thế rồi!. Cầu Trời khấn Phật may ra có lấy lại được lòng đạo đức “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín” chăng !?.
— Xem: Cơ chế khiến người Việt nói dối? http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/05/060522_system_flaws.shtml