Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Tri thức, văn hóa XHCN chỉ tin vào vô thần, chủ tịch HCM và đảng CS

Lương ngọc Phát 

                                            
                                                 

Cũng dễ cảm nhận ông Hồ Ngọc Thắng có quan điểm bênh vực cho chính sách tôn giáo hiện hành tại VN. ( http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/21525402-khong-the-ket-luan-tu-do-ton-giao-o-viet-nam-co-van-de.html ) Như ông nói, ông nhận bằng tú tài tại miền Bắc VN. Học vị tú tài thay cho ”tốt nghiệp PT cấp 3” chỉ mới có sau này ở VN gần đây (không nói thời VNCH), chứng tỏ ông Hồ Ngọc Thắng còn trẻ. Đã là học vị thống nhất toàn quốc chứ riêng gì miền Bắc, tại sao ông nói một cách rất đủ ý thức, như cố nhấn rõ là đã nhận bằng tú tài “ở miền Bắc”? Thế ra, cùng thời điểm trong cùng một VN đã thống nhất khá lâu, bằng tú tài ở miền Nam là khác chăng?

Thứ nữa, ông là quan chức người châu Á duy nhất thuộc bộ Nội Vụ liên bang Đức, đã hơn hai mươi năm.Ông được tuyển dụng sau khi đã tốt nghiệp đại học tại một trường danh tiếng của CHLB Đức.

Nhẩm tính, đem thời gian học Luật ( tôi không rành lắm, chỉ biết ở các nước Tây phương, Luật và Y là 2 ngành có học trình rất lâu, Bác sĩ và Luật sư phải học trên dưới chục năm.), cứ cho là 4 hoặc 5 năm + hơn 20 năm làm ”quan”, thì thời điểm ông đỗ tú tài ở ”miền Bắc VN” chí ít phải 25 năm rồi. Ai cũng rõ, lúc đó, VN chưa có học vị ”tú tài”.Và ai cũng rõ, chương trình giáo dục PT, nhất là các môn xã hội, của VN lúc ấy, giảng dạy cái gì và phương pháp sư phạm như thế nào ! Kiến thức bậc học PT, là nền móng, định hình kiến trúc tri thức ở tương lai cho đời người. Và ông Hồ Ngọc Thắng đã trưởng thành ở miền Bắc, trong môi trường văn hóa nhận thức ở giai đoạn ấy, tức đã định dạng được nền móng tri thức và văn hóa ,nhân cách, vẫn được gọi là ”tri thức, văn hóa XHCN”.Ông bảo, ông có truyền thống vô thần, cả họ hàng ông ”chỉ tin vào chủ tịch HCM và đảng CSVN ” !


Nhận xét bấy nhiêu thôi vì đây chỉ là một ý kiến phản hồi, cũng quá đủ để hiểu tâm hồn ô.Thắng. Ông không thiên kiến cảm tính mới là chuyện lạ ! Tâm hồn thuở ấu thơ nhi đồng của ông, như một tờ giấy trắng ban sơ, đã kịp nhuộm kỹ màu ĐỎ lần đầu tiên rất đậm, suốt bao năm từ mẫu giáo đến ”tú tài”,
ông dầm ngấm trong môi trường từ gia đình – nhà trường- xã hội vô thần như chính ông nói ở trên. Sau này, dù có đổi môi trường, những màu sắc khác dù tươi đẹp, nhưng vì phải sơn chồng lên cái phông màu ĐỎ cố hữu, nên chỉ được bức vẽ tâm hồn loang lỗ lam nham.

Kỳ thực, làm gì thật sự có cái gọi là vô thần đúng nghĩa ? ”Thần” là thuật ngữ khái niệm chỉ một năng lực vô hình. Vô hình là vì giác quan và tri thức con người có khả năng giới hạn. Niềm tin chính là bản chất của tín ngưỡng. Đố ai không có niềm tin mà cá thể bé nhỏ có đủ sức sống còn trong bao la mênh mông vũ trụ!

Thần hay vô thần cũng chỉ là ý niệm,không tin cái này tức là dính ngay vào tin cái kia, đố có chạy thoát ! Không tin A, tức là tin Phi A !

Hơn nữa, ông sơ suất tự thú mình chỉ tin HCM và ĐCS. Đó chính là niềm tin, là tín ngưỡng của ông mà ông không phản tỉnh tự biết. Niềm tin là một nhu cầu bức thiết để yên lòng mà sống giữa bao bí
mật vũ trụ ngoài tầm khả năng của trí óc, và thường do hoàn cảnh mà có, dưới các vẻ ngoài khác nhau, mà bản chất chỉ là một nhu cầu giống nhau.

Và khi tác giả đã tin cái gì, thì nói theo cái mình tin ! Ngoài ra, con người còn có ”ngụy tín” nữa, như các triết gia tâm lý học đã nghiên cứu khảo nghiệm !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét