Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Bạo loạn ở Bình Dương: Nhà nước phải có câu trả lời chính thức cho người dân!


FB Tuệ Hoan

                 
                    Biểu tình, bạo động từ Bình Dương

Tất cả các cuộc biểu tình từ 2007 đến 2011, chánh quyền đều có phương án trấn áp, dẹp gọn, thực tế diễn ra cho thấy điều đó. Cuộc biểu tình ngày 10.5.2014, mặc dù số lượng tham gia ko nhiều, nhưng chánh quyền thành phố saigon vẫn có phương án chống bạo động rất chỉnh chu, thậm chí, ngay trong nhà khách 168, đối diện Lãnh sự quán TQ, công an đã "ém" 7 xe cảnh sát cơ động tại đó. Và ngày 11.5, các phương án phản biểu tình cũng đã được thực thi, dù.là cuộc biểu tình ôn hòa, thì "biệt đội vịt xòe" của thành đoàn cũng đã phối hợp thành công với cảnh sát, an ninh, và ko có bất cứ điều đáng tiếc xảy ra.


Quay trở lại chuyện Bình Dương, khi doanh nghiệp đầu tiên bị đập phá, họ đã kêu cứu chánh quyền, nhưng mọi chuyện như ko có gì xảy ra, không có bất kỳ đại diện chánh quyền nào xuống hiện trường ngay tức thì. Xem hình ảnh đầu tiên được báo infonet, clip video được dân đưa lên mạng vào khoảng 13h ngày 13.5.2014, cho thấy mức độ manh động của đám đông đã ở tầm nguy hiểm, thậm chí trong clip video lao xao có câu hỏi: ủa sao lại đập phá công ty hàn quốc? Ủa sao xe dân phòng chạy luôn vậy?...

Rõ ràng, chính quyền đã phớt lờ, để mặc bạo động, để mặc hành vi vi phạm pháp luật diễn ra. Và từ đám lửa nhỏ, không có người kịp thời chữa cháy, đã bùng lên thành đám lửa lớn, bạo động vẫn tiếp tục bùng phát kéo dài đến sáng 14.5 và lan đến các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Sài Gòn. Bình Dương là nơi thu hút nhứt nước về đầu tư nước ngoài, mời người ta đến làm ăn, nhưng lại ko có phương án bảo vệ nhà đầu tư là sao? Sau vụ này, liệu còn nhà đầu tư nào trụ lại Bình Dương?

Cần nói thêm rằng, những kẻ giựt dây bạo động lần này rõ ràng rất am hiểu tâm lý đám đông, hiểu rõ cách tổ chức bạo động. Tổng hợp từ những hình ảnh, clip, ý kiến trên báo của công nhân, cho thấy có nhiều yếu tố chứng minh đã có kế hoạch để bạo động, và không phải là tự phát:

- đám người rất dữ dằn, xăm mình vằn vện xông vào các công ty, yêu cầu cho công nhân nghỉ việc để đi biểu tình.

- điều khiển và đi theo đám đông là những người sử dụng bộ đàm sóng ngắn (tránh phá sóng?)

- những người leo lên phá camera an ninh của các công ty đều có bịt mặt, đeo khẩu trang.

- tối 13.5, chiếc ô tô dẫn đầu đoàn người sơn đỏ phía trên capo có hình quốc kỳ và đảng kỳ.

- cờ, áo đỏ được phát miễn phí cho công nhân trên đường đi

Như vậy, giả định là có một nhóm người hoặc một băng nhóm đã hoạch định phương án từ trước.

Và công nhân, những người bị giựt dây tham gia bạo động, đa phần đều là lao động nhập cư bên ngoài tỉnh Bình Dương.

Hằng năm, nhà nước chi hàng tỷ đồng để diễn tập chống bạo động tại nhiều địa phương trên cả nước, vậy thì vì sao lại để bạo động xảy ra một cách "mặc nhiên" như vậy giữa thủ phủ kinh tế của miền nam.

Thiệt hại sắp tới là to lớn cả về kinh tế lẫn ngoại giao, những công nhân bị mất việc sẽ làm gì để sống, hay bần cùng lại sinh đạo tặc?

Nhà nước phải có câu trả lời chính thức cho người dân:

- VÌ SAO LẠI ĐỂ TÌNH TRẠNG VÔ PHÁP NÀY DIỄN RA NGANG NHIÊN NHƯ VẬY?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét