Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Video “Ma nữ hỗn chiến với CSCĐ” và báo chí lề phải ném đá


 Vàng Anh (TTXVA)

Hai ngày nay, cư dân youtube xôn xao bàn luận, tranh cãi về  video “Ma nữ hỗn chiến với CSCĐ”.  Đa số là “ném đá” về người phụ nữ này, điều này cũng thể hiện rõ qua tiêu đề video upload  của 1 trang lá cải dành cho teen.

Người phụ nữ liên tục nhắc lại câu: “Mày dám đánh tao à, cảnh sát cơ động đánh người”.


Trong đoạn đầu của video clip, người xem không nhìn thấy tình huống cảnh sát cơ động đánh người mà chỉ được xem từ đoạn người phụ nữ tranh cãi quyết liệt gây sự chú ý của người đi đường dừng lại quay phim.

Có thể biện minh vì lý do không thấy cảnh sát đánh người phụ nữ mà đoạn clip có 2 luồng ý kiến trái chiều tranh cãi nhau. Một số đông chửi bới người phụ nữ vì cho rằng người phụ nữ đang chống lại người thi hành công vụ, cần phải trừng trị thích đáng.  Những ý kiến bị “ném đá” khi tỏ ý lên án các cảnh sát cơ động ép người.

Nhưng liệu có người dân nào dám vu khống cho cảnh sát cơ động trong khi có những người chứng kiến xung quanh?

Người dân nếu được giáo dục tốt về luật pháp trong xã hội dân sự  sẽ lên án hành động lợi dụng quyền hạn để sử dụng bạo lực.  Còn 1 tòa án thực thi đúng quyền hành pháp sẽ có biện pháp thích đáng trừng trị cảnh sát cơ động khi tìm hiểu đúng sự việc. Đơn cử vụ án của sinh viên du học Việt Nam Hồ Phương kiện cảnh sát San Jose về hành động động sử dụng bạo lực và lạm dụng quyền lực của cảnh sát Mỹ.

Nghĩ cũng cần nhắc lại vụ án của Hồ Phương đã được báo chí tự do của Mỹ tham gia và bảo vệ như thế nào trong khi  Hồ Phương chỉ là 1 sinh viên du học không có đầy đủ “quyền công dân của nước Mỹ″ nhưng nhận được “quyền làm người” bình đẳng trước pháp luật được hệ thống luật pháp nước Mỹ bảo vệ.

Trong khi đó báo chí công cụ của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam thì sao?

Một tờ báo mang tên Phụ nữ nhưng không thấy bênh vực người phụ nữ bị bạo hành dẫn đến phản kháng trong video nhưng lại đơn cử “một trường hợp tương tự đã từng xảy ra…Linh xông vào vừa la hét, vừa tát tới tấp CSGT… Trả giá cho hành động vi phạm, ngày 23/8 Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Linh 9 tháng tù giam về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Con người sinh ra không thể làm công cụ cho bất cứ quyền lực nào. Các chế độ nô lệ đã bị xác định hủy bỏ trong Hiến Pháp của những nước có tập tục này từ nhiều thế kỷ trước.

Nếu các nhà báo quyết định làm 1 “công cụ” để phá vỡ công lý trong trường hợp này thì sẽ không tránh được 1 “công cụ” khác sẽ phá vỡ công lý của chính họ trong 1 trường hợp khác.  Một ví dụ đơn giản, nếu 1 ngày đẹp trời nào đó, nhà báo Minh Nhật bị 1 anh cảnh sát gọi vào giáng cho cái tát vào mặt, vì uất ức nhà báo quyết định phản kháng, lúc đó “các công cụ” đồng nghiệp của nhà báo đề nghị cho vài bản án tù thì như thế nào

Muốn tránh bất công thì đừng đem bất công đến cho người khác.

Nguồn: http://www.ttxva.org/ma-nu-hon-chien-cscd/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét