Trần V. A.
16 Tháng 12, 2011
Nhưng kể từ khi ông ở Việt Nam khoảng tháng 8 năm 2010, người ta đã không được nghe ông nói gì nhiều, ngoại trừ một số hình ảnh tiếp tân trong những tháng đầu tiên. Và sau một buổi lễ trao giải từ chính quyền địa phương thành phố Hồ Chí Minh và tháng trước, có một số hình ảnh của ông tổ chức tiệc sinh nhật cho nhạc sĩ Phạm Duy. Ngoài ra, ông Lê đã hoàn toàn im lặng.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ bắt đầu dò hỏi. Lúc đầu người ta có vẻ thông cảm cho nỗ lực của Ông Ân trong việc điều chỉnh môi trường làm việc mới vì Việt Nam vẫn là một nước cộng sản, lúc nhúc mọi nơi với những điểm chỉ viên và công an chìm. Dẫu vậy, là một nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp, không phải là một kẻ tài tử được bổ nhiệm vì chính tri, Ông Ân chắc hẳn đã được huấn luyện, chuẩn bị kỹ lưỡng để quen thuộc với nhiều loại môi trường làm việc khác nhau, như quá trình công tác của ông cho thấy.
Tuy nhiên, trong năm qua, đã có nhiều sự kiện xảy ra tại Việt Nam mà sẽ càng có tác dụng nếu có những phát biểu của Ông Ân về các giá trị nền tảng quốc gia của Mỹ, chẳng hạn như tự do ngôn luận, tự do hội họp, truy cập Internet, v.v. Tháng 6 năm 2011, có một cuộc biểu tình của sinh viên và trí thức ở Sài Gòn thể hiện sự không hài lòng về thái độ yếu ớt của chính quyền cộng sản Hà Nội liên quan đến vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông của Việt Nam ( còn gọi là Biển Nam Trung Hoa). Sau khi công an sử dụng côn đồ để phá vỡ và giải tán những người biểu tình, một số sinh viên này sau đó lại bị trường đe dọa đuổi học, thậm chí một số trí thức cộng sản, những người khá nổi danh qua các cuộc biểu tình chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam) trước năm 1975, cũng bị bịt miệng. Những người biểu tình thực hiện quyền tự do phát biểu nơi công cộng có thể đã được an ủi phần nào nếu Ông Ân lên tiếng ủng hộ tự do hội họp và phát biểu - các nhân quyền cơ bản được công nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam đã ký kết. Hơn nữa, trong khi Việt Nam đang cố gắng tranh thủ sự hỗ trợ của Mỹ trong nỗ lực chống lại sự chèn ép, gây hấn của Trung Quốc đối với các vấn đề chủ quyền lãnh hải, thì những phát biểu của Ông Ân chắc chắn sẽ có trọng lượng hơn. Và nói rõ về giá trị tự do và dân chủ của Hoa Kỳ cũng là một cách nhắc nhở nhân dân Việt Nam rằng nhân dân Mỹ, thông qua đại diện ngoại giao, thực sự quan tâm về những gì xảy ra với những nhân quyền bất khả nhượng của họ! Và trừ khi Việt Nam chia sẻ những giá trị phổ quát đó, sẽ không bao giờ có quan hệ thật sự bình thường giữa Mỹ và Việt Nam.
Nhưng chẳng có lời nào từ phía Ông Ân. Và mọi người càng bực tức khi họ được biết Ông Ân đã khuyên "đừng làm ầm ĩ" sau một sự cố bạo lực ở Huế, khi một đồng nghiệp ngoại giao Mỹ, ông Christian Marchant, đã cố gắng tới thăm linh mục bất đồng chính kiến đang bị bệnh Nguyễn Văn Lý và đã bị công an đối xử thô bạo, hành hung và xô ngã trên đường phố, thậm chí chân Ông Marchant còn bị thương tích khi chúng dùng cánh cửa xe đập vào! Thay vì lên tiếng phản đối hành vi côn đồ của chính quyền cộng sản trong đối xử với đồng nghiệp của ông, thì Ông Ân lại dường như tìm cách khỏa lấp sự cố đó để khỏi làm Hà Nội khó chịu! Nếu đúng như thế, thì sự kiện ấy cho biết nhiều về Ông Ân! Dù gì đi nữa thì những người cộng sản Hà nội đã rút được một bài học rất tốt bởi vì sau đó họ càng đàn áp mạnh hơn nữa những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, các nhà báo mạng (blogger), những người vận động dân chủ. Trong trường hợp Ông Ân nghĩ rằng cách tiếp cận im lặng của mình có hiệu quả thuyết phục hơn thì thực là ấu trĩ, ngây thơ khi cho rằng lối tiếp cận vuốt ve đó sẽ có thể làm mềm lòng những kẻ cầm quyền độc tài, sát nhân tại Hà Nội.
"Vậy thì Ông Ân phục vụ ai?" Một số người Mỹ gốc Việt cũng bắt đầu đặt câu hỏi!
Họ nghĩ rằng nếu ông ta cảm thấy bị hạn chế trong môi trường làm việc mới của một nước Việt Nam cộng sản, đến mức mà ông không thể hoạt động hữu hiệu để hoàn thành nhiệm vụ một đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ, thì ông nên yêu cầu được thuyên chuyển. Một số người cố gắng thông cảm với Ông Ân khi cho rằng chính Bộ Ngoại giao Mỹ bỏ qua sự những vi phạm nhân quyền của Hà Nội -như cách chính quyền đối xử với cuộc biểu tình của trí thức tại Hà Nội hay thái độ chống lại các giáo xứ Công Giáo khi có tranh chấp quyền sử dụng đất - bởi vì người Mỹ đang cố gắng tranh thủ Việt Nam trong chính sách địa chính trị của Mỹ để tái tiếp cận châu Á. Nếu thế thì đúng là một chính sách sai lầm và đi ngược lại mọi giá trị nền tảng quốc gia của Hoa Kỳ: Không thể hy sinh các nguyên tắc và các giá trị quốc gia khi bỏ qua những bất công và lạm dụng trắng trợn quyền cơ bản của người dân, bất cứ ở đâu.
Hãy nhìn vào thế giới ngày nay: Ngay cả người Nga cũng đã đứng lên nói rằng họ không chịu đựng nổi nữa, cho dù Vladimir Putin đã mang lại cơm áo cho họ trong mười năm qua. Vì người ta không sống chỉ để ăn! Những cơn gió tự do dù sớm hay muộn cũng sẽ quét sạch những kẻ độc tài và nhân dân Việt Nam sẽ nhớ những người tốt với họ và những người đã bỏ rơi họ trong lúc khó khăn.
Người Mỹ gốc Việt đã đặt nhiều hy vọng nơi ông Lê Thành Ân khi họ nghe nói về việc bổ nhiêm ông. Bây giờ họ không chắc là ông sẵn sàng đứng lên khẳng định cho các giá trị nền tảng của Mỹ trong cương vị một nhà ngoại giao người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Việt Nam. Thất vọng của họ càng tăng cao khi bà Bùi Thị Minh Hằng, một người biểu tình thường xuyên chống lại thái độ bắt nạt của Trung Quốc đối với Việt Nam, đã bị bắt cóc và giờ đây công an cộng sản tuyên bố đã gửi bà đến một trại cải tạo trong 2 năm. Thế thôi, chẳng cáo cuộc, xử án, tuyên án gì cả! Công an muốn làm gì thì làm! Ngay con trai bà cũng phải chạy đôn chạy đáo để tìm tung tích mẹ mình. Cậu liên lạc được với một nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và được hứa sẽ tìm hiểu trường hợp bà Hằng. Tuy nhiên, ông Lê Thành Ân, tổng lãnh sự Mỹ tại Saigon là người chưa bao giờ phát biểu điều gì về việc chính quyền cộng sản Việt Nam vi phạm một cách có hệ thống nhân các quyền phổ quát của nhân dân Việt Nam; vì thế, đừng nên hy vọng bất cứ điều gì từ ông ta.
Đến nay chưa có giải thích hay biện minh nào cho thái độ "đào ngũ" của tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn, ông Lê Thành Ân, trong thời điểm khó khăn thực sự của nhân quyền Việt Nam.
"Ông Lê Thành Ân, Ngài Đang Ở Đâu Vậy ?"
Trần V. A.
Mỹ
=====December 16, 2011
Consul General Le Thanh An, Where Have You Been?
Last summer, Le Thanh An, a Vietnamese American diplomat, took his post as the United States consul general in Saigon (aka Ho Chi Minh City), Vietnam. His posting was the result of torturous negotiations between the US State Department and Vietnam communist government, which still harbors suspicion of overseas Vietnamese, especially those from the United States.
But since his arrival in Vietnam around August 2010, people have not heard from him much except for some pictures at reception parties during the first few months. And after an award ceremony from the Ho Chi Minh City local government and last month, there was a picture of him hosting musician Pham Duy's birthday. Otherwise, Mr. Le has gone completely silent.
Inquiries began to appear in Vietnamese American communities in the United States. At first people showed understanding for his effort to adjust to the new working environment as Vietnam is still a communist country, teeming everywhere with informers and secret police. But Mr. Le is a career foreign service officer, not a political amateur, who must have been well-trained and familiar with different working environments, if his career appointments are any indications.
Yet, during the last year, there have been many developments in Vietnam that would benefit from his speaking out about the fundamental values of America such as freedom of expression, freedom of assembly, access to the Internet, etc. In June 2011, there was a demonstrations of students and intellectuals in Saigon expressing dissatisfaction with feeble attitudes of the Hanoi communist government concerning the issue of sovereignty of the Paracels and Spratlys islands in Vietnam's East Sea, aka South China Sea. After the security police used thugs to disrupt and disperse the demonstrators, some students were later arrested or threatened to be dispelled from colleges; even some intellectuals, well-known for demonstrations against the South Vietnam government before 1975, were muzzled. Those who exercise the right to voice their opinions in public might have got some relief if Mr. Le spoke out on freedom of assembly and expression as fundamental human rights sanctioned by the UN's Universal Declaration of Human Rights, which Vietnam is a signatory. Furthermore, as Vietnam has been trying to enlist the assistance of the US in its effort to resist the aggressiveness of China with respect to the issues of maritime sovereignty, his voice would undoubtedly carry more weight. And enunciating American values of freedom and democracy is also alerting the Vietnamese people that the American people, through their representatives, care about what happen to their inalienable rights! And unless Vietnam shares those universal values, there will not be truly normal relations between America and Vietnam.
But there has been no words from Mr. Le. And people are now upset, especially when they learn that it was him who counseled "go it easy" after the violent incident in Hue where an American diplomat, Mr. Christian Marchant, tried to visit the sick dissident priest, Father Nguyen Van Ly, and was roughed up, knocked down on the street by the security police; his leg was even slammed in the car door when he was taken away! Instead of raising his voice against the thuggish treatment of his colleague, Mr. Le seemed to try to sweep the incident under the rug and not upset Hanoi! If this is really true, it speaks volume about Mr. Le! Nevertheless, the communists took that lesson really well because they became even more aggressively repressive against Vietnamese dissidents, bloggers, democracy advocates. If Mr. Le thinks that his silent persuasion approach is more effective diplomatically, it is simply naive for him to think that his appeasement would change the hearts and minds of murderous rulers in Hanoi.
"Who is Mr. Le working for?" Some Vietnamese Americans also began asking!
They think that if he feels he's so restrained in the new working environment of a communist Vietnam so much that he cannot effectively carry out his duty as a representative of the United States of America, then he should ask for a transfer. Some try to understand his position by saying that as the U.S. State Department itself has been downplaying Hanoi's contempt for human rights, exemplified through their treatment of demonstrations of intellectuals in Hanoi and against the Catholic Church in the dispute of land rights, because the Americans are trying to enlist Vietnam in the U.S. geopolitical policy of re-engagement with Asia. If that is the case, the policy is misguided and goes against everything the United States of America stands for: You just don't sacrifice your principles and national values by looking the other way from injustices and blatant abuses of the people's basic rights.
Look at the world now: Even the Russians are saying that they are not taking any more, even after Vladimir Putin put bread on their tables for the last ten years. But people don't live on bread alone! The winds of freedom are sooner or later sweeping the dictators away and the Vietnamese people will remember who were with them and who abandoned them during their difficult times.
Vietnamese Americans did have high hope for Mr. Le Thanh An when they heard of his appointment. Now they are not so sure if he is willing to stand up for American values as the first Vietnamese American diplomat in Vietnam. Their disappointment was intensified when Ms. Bui Thi Minh Hang, a regular demonstrator against China's bullying attitudes towards Vietnam, was abducted and now is revealed by the communists to have been sent to a re-education camp for 2 years. Just like that, no charge, no trial, no sentencing! Even his son has been scrambling to find out where his mother is. A staff at the U.S. Embassy in Hanoi was contacted and promised to look into the case. But Mr. Le Thanh An, the consul general, has never said anything about the systemic violations of the universal human rights of the Vietnamese people; so, don't expect anything from him.
There has been neither explanation nor justification for the AWOL attitude of the U.S. consul general in Saigon, Mr. Le Thanh An, during these difficult times for human rights in Vietnam.
"Where are you ?" Mr. Le Thanh An!
Tran V. A.
USA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét