Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012
Độc tài cộng sản là "cái nôi" của tư bản hoang dã: O ép người lao động đủ kiểu
"Khi những người Công Nhân không có tổ chức Công đoàn độc lập của mình, thì những quyền và lợi ích chính đáng của họ không được bảo vệ. Không những vậy, họ thường xuyên bị giới chủ phân biệt đối xử và bạo hành, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn sức khỏe của người công nhân. Tổ chức Công Đoàn nhà nước thì không bảo vệ cho quyền lợi của công nhân, mà còn kết hợp với giới chủ trong việc giám sát và bóc lột họ. Đó là nguyên nhân chính xẩy ra những vụ bạo hành công nhân của giới quản lý lao động. Tình hình đã trở nên báo động đến nổi đã nổ ra hàng loạt những vụ đình công tự phát của công nhân để phản đối".- Huỳnh Công Đoàn
Người lao động đang làm việc nhưng bị ép phải ký nhận trợ cấp thôi việc, buộc ký thỏa thuận nghỉ không lương... đang là thực trạng diễn ra tại nhiều doanh nghiệp hiện nay, thiệt thòi luôn rơi về phía người lao động
Hướng dẫn người lao động về các thủ tục liên quan pháp luật lao động
Chị Nguyễn Huỳnh Thi - ngụ quận Thủ Đức, TPHCM vừa tìm đến cơ quan tư vấn pháp luật đề nghị tư vấn xem có nên nhận tiền trợ cấp thôi việc khi vẫn làm việc hay không. Chị Thi cho biết: “Công ty đưa một giấy thỏa thuận đánh máy sẵn với nội dung được lấy tiền trợ cấp thôi việc trước, dù tôi không hề thôi việc. Tôi không biết việc làm này của công ty đúng hay sai? Tôi có bị thiệt thòi về quyền lợi sau này? Tôi không đồng ý có bị xử lý kỷ luật không?”.
Hết ép lại dọa!
Giữa tháng 8.2012, nhân viên Phòng nhân sự Công ty TNHH may thêu T.Q (quận Bình Tân-TPHCM) đưa cho chị Thi biên bản thỏa thuận, đề nghị chị ký vào để được nhận tiền trợ cấp thôi việc. Biên bản có nội dung: Bên A (công ty) cho bên B (chị Thi) được lấy tiền thôi việc trước thời hạn, mặc dù bên B đang làm việc tại công ty; bên B đồng ý nhận tiền và cam kết vẫn ở lại làm việc, công việc và mức lương đóng BHXH được áp dụng theo quy chế của công ty tại thời điểm làm việc; trong trường hợp bên B nghỉ việc phải làm đơn báo trước thời hạn là 6 tháng...
Trường hợp bên B đồng ý với thỏa thuận này và nhận tiền trợ cấp thôi việc của bên A, nhưng không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi thường gấp đôi khoản tiền trợ cấp thôi việc đã nhận. Chị Thi cho biết thêm: “Khi đưa biên bản cho tôi ký, nhân viên nhân sự còn nói thêm, hiện nhân viên toàn công ty đã ký biên bản thỏa thuận, nếu tôi không ký sẽ bị kỷ luật”.
Cũng với chiêu thức “ép uổng” người lao động như vậy, Công ty liên doanh S. B (quận Tân Bình - TPHCM) đưa ra điều kiện: Những nhân viên làm việc lâu năm nếu ký vào đơn xin nghỉ việc, 15 ngày sau trở vào làm việc thì sẽ được ký lại hợp đồng và nâng lương; còn nhân viên nào “trây ỳ” không nghỉ việc thì sẽ hưởng mức lương hiện hữu cho đến lúc nghỉ hưu! Anh N.V.H - làm việc liên tục gần 10 năm tại công ty, cho biết: “Nhiều người nghe công ty dụ dỗ đã nghỉ việc, sau đó chỉ được ký lại hợp đồng ngắn hạn. Rất nhiều người trong số này sau đó vô tình làm phật ý lãnh đạo, nên hết hạn hợp đồng là bị cho đi luôn”.
Hết tiền, ép nghỉ không lương
Không ép người lao động chấm dứt hợp đồng, nhưng buộc ký thỏa thuận “nghỉ không lương” lại là câu chuyện đang xảy ra tại Công ty tin học Hưng Thuận ở quận Tân Bình - TPHCM. Anh Trần Hữu Nhân - kỹ sư tin học, làm việc cho công ty 10 năm, cho biết vào ngày 30.8, công ty đề nghị anh và những người cùng bộ phận ký vào “thỏa thuận nghỉ việc không lương” vì công ty không bố trí được việc làm.
“Chúng tôi vẫn làm việc nhưng bị ép ký thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương, cũng không được cho biết nghỉ đến khi nào thì trở lại làm việc”. Giải thích về việc này, đại diện công ty cho rằng hiện công ty đang gặp khó khăn phải giải thể, sáp nhập một số bộ phận, trong đó có bộ phận của anh Nhân. Người lao động (NLĐ) dôi dư, lẽ ra công ty cho nghỉ và giải quyết trợ cấp theo quy định, nhưng vì công ty không có tiền nên mới đề nghị NLĐ ký thỏa thuận như trên!
Theo luật gia Võ Văn Đời - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TPHCM, trợ cấp thôi việc (hoặc mất việc) chỉ được giải quyết khi NLĐ thật sự chấm dứt hợp đồng lao động vì những lý do theo quy định của pháp luật lao động. Việc doanh nghiệp ép NLĐ nhận trợ cấp thôi việc khi đang làm việc hoặc ép NLĐ nghỉ không lương vì không có tiền trả lương, trả trợ cấp mất việc đều vi phạm pháp luật.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét