Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Đời công nhân: Sống mòn và lối thoát hẹp


Revolution fist.jpg

Tại các khu công nghiệp, những người Công nhân Việt Nam phải sống chen chúc như trong những trại nuôi nhốt gia súc. Cứ 7 đến 8 người ở cùng một phòng trọ khoảng 30 m2, điều kiện sinh hoạt vô cùng eo hẹp và khổ sở. Họ không được chủ doanh nghiệp lo về chỗ ở và các khoản trợ cấp bảo hiểm thiết yếu khác. Cuộc sống tinh thần và vật chất thiếu thốn ngiêm trọng, vì vậy mà đã xảy ra nhiều cuộc đình công của Công Nhân. Và những cuộc đình công chính đáng này luôn bị nhà nước cho là bất hợp pháp, những người cầm đầu nhanh chóng bị bắt giam để dằn mặt người lao động. Nhà nước Cộng sản lý luận rằng: “Đình công hay biểu tình không phải là hình ảnh của chế độ ta. Xã hội Cộng sản tươi đẹp không có cảnh bất công và người bóc lột người, vì vậy không thể có đình công. Những hình ảnh đó làm xấu đi bộ mặt của chế độ, và khiến cho các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá chế độ”. Nếu là người Công nhân, thì bạn sẽ trả lời như thế nào?

Liên, quê ở Hà Tĩnh, vào làm một công ty may gần khu công nghiệp Sóng Thần được hơn một năm nay. Cô sống cùng 11 cô gái khác trong căn phòng trọ nhỏ hẹp 12 mét vuông gần chỗ làm. Ngoài những vật dụng cơ bản nhất, chỗ sàn nhà còn lại chỉ đủ cho mỗi người tối đến để cái gối của mình và nằm xếp dãy như cá mòi. Chật chội và tù túng nhưng ghép nhiều người như vậy họ mới có thể giảm bớt tiền trọ đến mức có thể chấp nhận được.


                               

Những đời sống mòn

Hầu hết các cô gái đều đang làm ở các công ty may, sản xuất giày, hoặc sản xuất thức ăn chăn nuôi…, với mức thu nhập từ 1,5 triệu đến 2-3 triệu đồng/tháng tùy thời gian tăng ca, thâm niên và tùy công ty của họ. Để có được mức thu nhập khoảng 2,5 triệu đồng/tháng, Liên cho biết cô thường phải tăng ca từ 3-4 tiếng/ngày. Liên nói dù cơm công nhân, ăn không nổi, nhưng những công nhân như cô vẫn mong “được” tăng ca không chỉ vì có thêm thu nhập mà còn vì suất ăn tăng ca cũng giúp họ qua đi một bữa.

“Bão” lạm phát đã ăn đến tất cả mọi chi phí trong cuộc sống vốn đã đơn giản hết mức của những công nhân nhập cư này. Tiền điện và nước đều tăng, tiền xà phòng tắm và giặt, kể cả băng vệ sinh… mỗi lần mua sắm đều ngốn thêm của họ một khoản không nhỏ. Nhưng điều đáng sợ nhất vẫn là giá thực phẩm.

Tôi hỏi các bạn có xem tivi, có đọc sách báo hay giải trí gì không, đều nhận được cái lắc đầu. “Làm việc, ăn uống, giặt giũ xong, tụi em đã mệt lắm rồi”. Thế còn bạn trai? Các bạn cho biết, ở đây là những cô gái hoặc chưa có người yêu, hoặc người yêu họ ở xa. Gần đó có những cặp đôi thuê phòng trọ ở chung với nhau dù chưa cưới, nhưng “như vậy thì tốn kém hơn tụi em nhiều, mà chị nghĩ thử xem, người yêu cũng công nhân, tương lai mù mịt quá”, một cô gái có vẻ già dặn lên tiếng. Giải trí không, người yêu không, tất nhiên, đối với họ việc học tập hay thăng tiến là điều quá cao vời. “Bọn em ngủ sớm cho đỡ tốn điện, lâu rồi cũng quen đi”, cô chia sẻ.

Rời phòng trọ, tôi hỏi điều mà các bạn muốn thay đổi nhất cho cuộc sống của mình là gì. Rồi tôi hối hận ngay lập tức, bởi đó là một câu hỏi sáo rỗng và chỉ có thể có câu trả lời hoặc cũng sáo rỗng, hoặc là không tưởng. Làm sao để giá cả không cao như thế, làm sao để lương tăng lên, làm sao để có đủ thu nhập để chia phòng trọ với ít người để dễ bề nấu nướng và sinh hoạt hơn, làm sao để có thêm tiền gửi về cho cha mẹ trả nợ, làm sao để có vốn làm ăn cái gì đó chứ làm công nhân cực quá, làm sao để có cơ hội có người yêu đàng hoàng tử tế… Tôi có thể dễ dàng đoán được những câu trả lời như vậy, nhưng làm sao và bằng con đường nào, thì dường như quá sức họ và cả tôi, để có thể tìm được câu trả lời.

Trong câu chuyện của họ, dường như điều họ quan tâm nhất là làm sao để sống qua ngày mà tiết kiệm được nhiều nhất, kể cả không có bất cứ hình thức giải trí nào, kể cả việc kéo dài thời gian làm việc đến 11-12 tiếng/ngày, để không phải tốn thêm một bữa chợ. Dù suất ăn tăng ca của Liên chỉ trị giá 4.000 đồng.

“Sống mòn”, là từ ám ảnh tôi mãi khi nghĩ về họ.

Và những lối thoát hẹp

Dù đâu đâu cũng có thể bắt gặp những căn phòng trọ và đời sống công nhân nhập cư mòn mỏi ngột ngạt như vậy, nhưng không phải là không có những câu chuyện khác. Đó là chuyện của bốn chị em Hạnh, một cô công nhân khu chế xuất Tân Thuận với tám năm trụ lại thành phố này, cũng nhọc nhằn nhưng dường như luôn có ánh sáng của hy vọng và ý chí.

Gia đình Hạnh ở miền quê huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Cách đây hơn mười năm cha Hạnh bán hết ruộng để mua một mảnh đất nhỏ hơn cũng ở Chợ Gạo nhưng gần đường lộ, để cho con cái có thể tiếp tục đi học. Không còn ruộng, ông phải kiếm sống bằng cách làm thuê làm mướn và nuôi vịt. Cuộc sống nghèo khó, nhưng ông đã cố xoay xở để cả bốn người con đều có thể tốt nghiệp cấp ba. Năm 2003, Hạnh và người chị gái lên thành phố, Hạnh làm công nhân cho một công ty may của Nhật ở khu chế xuất Tân Thuận với mức lương khoảng 800.000 đồng vào thời điểm đó, còn người chị làm tạp vụ trong một cơ quan của Pháp, mỗi tháng được 900.000 đồng. Một hai năm sau đó, phòng trọ chật chội của họ có thêm hai đứa em ở cùng và tiếp tục đi học nhờ sự bảo bọc của hai chị: em gái Hạnh học Đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức và cậu em út trường cao đẳng kỹ thuật ngành điện tử.
Cuộc sống rất chật vật nhưng họ hiểu rất rõ chỉ có học hành mới có thể giúp họ vươn lên, nên luôn tìm mọi cách để đầu tư vào việc học, như điều mà cha Hạnh đã làm khi bán đất ruộng hồi trước. Ngay khi em gái tốt nghiệp và có việc làm ở một công ty may gia công xuất khẩu của Nhật, có thể giúp các chị nuôi em và cha mẹ, cô cũng không dừng việc học ở đó mà đăng ký học tiếp tại chức quản trị kinh doanh. Lúc này chị gái của Hạnh đã có thể đăng ký học thêm tiếng Pháp nhằm phục vụ công việc của mình. Riêng Hạnh, may mắn vì chăm chỉ, tận tụy và có tay nghề cao, cô được công ty cho sang Nhật làm công nhân hai năm.

Về Việt Nam sau hai năm, Hạnh được làm chuyền trưởng trong nhà máy. Trong thời gian đó, cậu em trai đã ra trường và sau khi trải qua một vài công việc kỹ thuật, cậu được nhận vào làm ở Intel, được đi thực tập ở Malaysia. Riêng chị gái của Hạnh, việc học tiếng Pháp đã đem lại kết quả theo một hướng khác, cô đã làm quen và được hai người đàn ông Pháp cầu hôn và đã lấy một trong hai người đó. Ngoài việc bảo bọc nuôi các em ăn học, cô đã làm được một thay đổi lớn: thay vì thụ động để người ta chọn lựa mình như phần lớn những cô gái nông thôn lấy chồng ngoại quốc khác, cô chính là người chọn lựa hạnh phúc của mình.

Còn em gái Hạnh, là người học cao nhất trong các chị em, mức lương hiện tại của cô cũng đã hơn 10 triệu, cao gấp bốn lần lúc cô mới tốt nghiệp cách đây bốn năm, vì cô làm việc rất tốt và được sếp hết lòng tin cậy. Với kinh nghiệm và kiến thức trong ngành may và xuất nhập khẩu của chị em Hạnh, cùng với số vốn liếng mà Hạnh dành dụm được sau hai năm làm việc ở Nhật, hai cô dự định sẽ thành lập một xưởng may nhỏ. Họ hào hứng nghĩ đến tương lai lập nghiệp của mình trong nay mai.

Tôi chợt nghĩ, xưởng may đó, rồi sẽ có những người công nhân như Hạnh tám năm trước, và cũng như Liên bây giờ. Trong đó, bao nhiêu người sẽ chọn lựa sống mỏi mòn cuộc sống của những người dưới đáy xã hội, và bao nhiêu người sẽ có thể vươn lên bằng những lối thoát hẹp như chị em Hạnh?
Đó là một lối thoát hẹp, bởi có được người cha nông dân biết suy nghĩ “chiến lược” như cha Hạnh, có được ý chí học hành, thái độ làm việc và sự đùm bọc hỗ trợ nhau như chị em họ, và cả may mắn như họ… dường như quá hiếm hoi. Hẹp, bởi vì nếu không phải là 7-8 năm về trước, với chi phí đắt đỏ và lạm phát của thời điểm năm 2011 này, liệu chị em Hạnh có thể làm lại được kỳ tích nuôi nhau ăn học thoát nghèo như vậy nữa không? Và lối thoát hẹp, bởi vì cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa thấy con đường nào rộng mở để Việt Nam thoát ra khỏi vòng kim cô của nền kinh tế dựa vào nhân lực giá rẻ và chất lượng thấp, công nghệ thấp và chỉ sản xuất gia công cho bọn tư bãn " dãy chết". Dưới sự cầm quyền của đảng công sãn, chắc chắn người nông dân, công nhân sẽ thoát khỏi cảnh đói nghèo..biết đâu... chừng 100 năm nữa?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét