Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012
Công nhân Việt: "Đời tàn trong ngỏ hẹp"
Chúng ta đã hiểu quá rõ những người cầm đầu đảng cộng sản. Không thể hy vọng gì nơi họ. Bao giờ họ cũng đặt chủ nghĩa xã hội lên trên quyền lợi của dân tộc, dù chủ nghĩa xã hội đã trở thành vô nghĩa và chỉ còn là cái cớ để duy trì ách độc tài toàn trị mà họ áp đặt lên dân tộc. Họ đang định kéo dân tộc vào một thảm kịch mới. Đất nước đang cần một phản ứng mạnh mẽ và quả quyết để thoát khỏi hiểm họa diệt vong. Là con dân Việt, chúng ta phải hành động buộc đảng cộng sản trả lại Dân Quyền, Nhân Quyền mà ta đã bị bọn họ đánh cắp, chúng ta phải hành động ngay kẻo không sẽ quá muộn!
Một góc nhà trọ của 3 nữ công nhân với trần nhà là một tấm bạt che mưa
Trong số hơn 60.000 công nhân, lao động (CNLĐ) ở các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố, hầu hết đang chịu khó khăn, thiếu thốn nhiều thứ, trong đó các vấn đề về nhà ở, thu nhập, tìm bạn đời và chăm sóc con cái để yên tâm sản xuất là những vấn đề bức thiết nhất đối với họ hiện nay. Nhóm phóng viên Kinh tế đã có cuộc khảo sát nhiều ngày tại nhiều khu nhà trọ xung quanh các KCN để có cái nhìn cận cảnh về thực trạng đời sống CNLĐ.
Tạm bợ
Hầu hết những công nhân khi chúng tôi tiếp xúc đều nói chỗ ở của họ chỉ là nơi để “ngả lưng” sau những giờ lao động căng thẳng và vất vả, chứ không phải là phòng hay là nhà gì cả. Còn chúng tôi khi đến nơi ở của một số công nhân đã thực sự bất ngờ bởi sự tồi tàn và tạm bợ. Hầu hết đều là phòng có diện tích rất nhỏ, từ 8-12m2, mái tôn thấp lè tè nhưng lại không có la-phông, vì vậy mùa nắng thì nóng như thiêu, còn mùa đông thì lạnh buốt. Bên cạnh đó, vấn đề an ninh trật tự những nơi có nhiều công nhân ở trọ cũng khá phức tạp.
Năn nỉ mãi, chúng tôi mới được nhóm công nhân tại khu nhà trọ ở tổ 8 phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà cho “đứng từ ngoài nhìn vô, chứ không được vô trong vì phòng đang có... mùi khó chịu”. Chị L.T.H., công nhân một nhà máy chế biến thủy sản mới nghỉ việc, đang nộp đơn vào Công ty TNHH Điện tử Foster phân trần: “Mưa mấy ngày nay, nhà vệ sinh ngập nước, nên có mùi khó chịu lắm”. Quan sát căn phòng chưa đầy 8 mét vuông này, chúng tôi thực sự không hiểu 3 nữ công nhân quê ở huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) làm sao sống được? Tường xây đã quá cũ, nhiều chỗ bong tróc, có đoạn tường nứt ra để lộ cả vệt dài, đến nỗi phòng bên cạnh cũng có thể nhìn qua. Còn mái tôn đã mục nát với chi chít những lỗ thủng, vì vậy chủ nhà đã “hỗ trợ” bằng cách căng một tấm bạt giữa phòng. Tuy nhiên, theo các nữ công nhân cho biết: “Tấm bạt quá chỉ đủ che một góc để áo quần và thức ăn mà thôi, còn lại cứ mưa là tụi em thức ngồi tụm vào chỗ có tấm bạt”.
Không bị mùi từ nhà vệ sinh trong phòng “tấn công” vì sử dụng nhà vệ sinh chung, thế nhưng phòng ở của những công nhân thuê tại tổ 15 phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu cũng gây cho chúng tôi bất ngờ về sự tạm bợ. Căn phòng chỉ rộng 14m2, nhưng có đến 8 nam công nhân ở, thực chất chỉ là 4 bức tường, có một cửa sổ nhỏ và một cửa ra vào, một ổ cắm điện và một bóng đèn. Anh Lê Văn Thành, công nhân thuê nhà, cho biết: “Do chủ nhà chỉ tính giá mỗi phòng 1 triệu đồng/tháng, không tính số lượng người ở, nên tụi em rủ nhau ở để chia bớt tiền nhà. Tụi em chỉ trải chiếu nằm đất mới đủ chỗ, nhưng nằm kiểu này mùa đông lạnh lắm, ngược lại mùa hè cả gần chục con người “nhốt” trong phòng chẳng khác gì... lò sưởi, nên chẳng ngủ được”. Theo những công nhân tại khu nhà trọ này tính toán, do mức lương hiện nay chỉ gần 2 triệu đồng (nếu không tăng ca) mà thuê nhà rộng rãi, tiện nghi hơn một chút thì cộng với tiền điện, nước... đến cuối tháng sẽ không còn tiền, vì vậy tốt nhất là rủ nhau ở chung, chủ yếu để tối về ngả lưng là chính.
Cũng do lương thấp nên nhiều gia đình công nhân chấp nhận cảnh thuê nhà ở chung, vì vậy mới có chuyện vợ chồng chung nhà mà như... bạn bè. Anh Lê Văn Phát, công nhân Công ty TNHH xây dựng Tiến Phát, kể cho chúng tôi “nghịch cảnh” của những gia đình công nhân: Bọn em có cả thảy 12 người, trong đó có 4 cặp vợ chồng và có 4 thanh niên ở cùng quê là huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Để tiết kiệm nên phải thuê chung ngôi nhà 40 m2, 4 nữ ở phòng trong, 8 thanh niên còn lại ngủ ở phòng khách. Vì vậy, vợ chồng chung nhà mà cảm thấy “xa” nhau. Quả thật, thăm ngôi nhà nằm trong con hẻm sâu đường Ngô Quyền, chúng tôi thực sự thương họ vì sự tạm bợ và khó khăn, thiếu thốn của những gia đình công nhân này.. Thử đặt mình vào vị trí của người công nhân, các bạn sẽ thấy họ phải tài năng thế nào mới có thể làm được những phép tính tằn tiện cho sự chi tiêu của mình. Làm sao mà vẫn sống được với mức lương đó để còn sức cho chủ lao động tiếp tục bóc lột cái thân thể còm cõi của mình. Người Công Nhân (giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng) phải tính toán chi tiêu từng đồng bạc lẻ, còn các quan chức (đầy tớ của nhân dân) lại giải trí bằng cách đánh mỗi ván cờ tướng trị giá 5 tỉ đồng?. Thế mà chưa thấy đình công phản đối, quả là sức chịu đựng của người Công Nhân xứ ta cũng thật dẻo dai và mãnh liệt dường bao.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét