Nói rằng "“...những đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp của một số trí thức VN vô hình chung mang lại tính chính danh nguy hiểm cho sự cai trị độc đoán của chế độ...” có 3 cái đúng, nhưng cũng có 4 cái sai;
Đúng1, khi đặt lợi ích người dân, lợi ích quốc gia làm cơ sở sửa Hiến pháp.
Đúng2, khi mà Quốc hội (của Đảng) vẫn là người quyết định cuối cùng về Hiến Pháp;
Đúng3, khi là một người dân quan sát việc sửa đổi Hiến pháp;
Sai1, khi nội bộ Đảng cộng sản đang hình thành 2 phe phái:
- Nhóm muốn đa nguyên chính trị, đa phần là người có hiểu biết và có tình với dân, với nước, có thêm vài người "cơ hội", tuy nhiên phe này chưa thực sự đủ mạnh.
- Nhóm muốn giữ độc quyền đảng trị (đa phần yếu kém, bảo thủ), nhưng vì nó là giá trị của Đảng cộng sản từ khi thành lập đến nay, cho nên vẫn còn khá nhiều người bênh vực, vẫn còn khá nhiều nguồn lực quốc gia được sử dụng và duy trì nó.
Nếu vậy, ý kiến đóng góp của các vị trí thức sẽ có tác dụng rất lớn trong việc làm mạnh "Nhóm muốn đa nguyên chính trị" và làm yếu Nhóm muốn duy trì độc tài. Vì vậy, các bác nên góp ý cho các vị trí thức, nhưng đừng đồng nghĩa việc làm của họ = "vô tích sự, hay giúp ngụy tạo tính chính danh cho cộng sản".
Sai2, khi các bác nhận ra ý kiến đóng góp của các trí thức là rất cụ thể, rất có giá trị cho dân cho nước. Chứ không có chuyện "còn đảng, còn mình". Đành rằng có nhiều người cũng có phẩm chất ấy từ nhiều năm nay, nhưng nói mãi rồi mà có ai nghe đâu?
Sai3, khi các trí thức đã mang cả danh dự, uy tín và cả liều lĩnh ra để kiến nghị. Bởi vì, những năm trước mà yêu cầu bỏ Điều 4 Hiến pháp là người ta bắt giam rồi. Thêm vào đó, rất có một tổ chức hay tập thể nào tại VN có thể cùng nhau nói những điều mà cái Quốc hội ở xứ VN này phải đón tiếp, tiếp nhận. Ví dụ: hàng 1000 dân oan khiếu kiện tại thủ đô đấy mà có ai nghe và ai giải quyết đâu. Đó là sự phũ phàng, nhưng là thực tế.
Sai4, khi các bác lấy hiệu quả thiết thực làm thước đo. Mặc dù mong muốn của nhiều người là cho Đảng cs một nhát búa, thế là xong. Tuy nhiên, lợi ích nhằng nhịt như mạng nhện: Giữa hiện tại với quá khứ, giữa người này với người kia, giữa sự thật với dối trá, Giữa hiểu biết và thiếu hiểu biết, Giữa sẵn sàng hy sinh với "cố giữ gáo",...
Chỉ cần quý vị làm một việc giản đơn thôi, là: tổ chức một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do và trung thực, có sự kiểm soát của quốc tế, cho nhân dân được tự do bầu cử, ứng cử để bầu lên một quốc hội lập hiến, và quốc hội này sẽ dự thảo và thông qua hiến pháp mới; hiến pháp mới sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý một cách thật tự do và đàng hoàng để toàn dân phúc quyết thì chắc chắn hiến pháp đó sẽ là hiến pháp tốt nhất có thể tồn tại lâu dài với thời gian. Việc này rất vừa tầm tay của quý vị, mà làm được nó thì đảng cầm quyền không những tự cứu được mình mà còn được lưu danh muôn thuở trong lịch sử."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét