Việt Long
DIỄN ĐÀN CÔNG NHÂN - Tôi không chủ trương chiến tranh hay đổ máu. Ngày nào người VN có được tự do dân chủ thật sự, ngày đó vẫn không có tôi trở về VN sinh sống. Việc của VN là do 90 triệu dân trong nước quyết định. Nhưng tôi cũng không tin, cái giá phải trả cho hạnh phúc nước VN là cái giá 0.
Mới nhìn, phong trào viết blogs ở VN thấy nhiều. Tôi không biết con số thống kê thật sự. Nếu có, chắc là nhiều ngạc nhiên lắm. Bao nhiêu % người ở VN viết blogs? Trong đó có bao nhiêu là đảng viên, đoàn viên đương nhiệm? Bao nhiêu chuyên viên "phản biện xã hội" có tổ chức và nhiệm vụ làm việc?
Có người nói ở VN có khoảng 22 triệu người xử dụng Internet. Con số này khá lớn. Nhưng đừng quên, VN cũng như TQ, có lối cafe net, phòng cho thuê net, dịch vụ chơi net công cộng, xài chung máy, nhóm bạn học tập chung máy v.v....
Tôi nhận thấy người gốc Việt tại Mỹ rất ít chơi blog. Tuy vậy, nhà 4 người, tối thiểu là 4 cái laptops hay computers. Rồi còn bao thứ khác thuộc vật dụng điện tử. Nghĩa là thông tin. Do đó, bình thường thì không thấy gì, cần một cuộc vận động trên mạng truyền thông thì họ liên lạc và thực hành rất vũ bão.
Theo tôi biết, bloggers ở VN có nhiều, đa dạng, hay, nhưng vẫn yếu. Rất yếu. Tự thân, họ không đủ mạnh. Một bằng cớ, khi cần vận động hoặc kêu gọi, cầu cứu v.v.., họ hướng vào quốc ngoại. Vào người gốc Việt hải ngoại. Vào các tổ chức dân chủ, nhân quyền của ngoại quốc.
Bloggers ở VN có nhận thức, có tình cảm nồng nàn, họ yêu tự do dân chủ thật sự, nhưng họ bị đàn áp tàn nhẫn, tinh vi và triệt để.
Không phải blogger nào cũng từng bị bắt bớ, đánh đập, bỏ tù, cắt việc, bị bắt cóc, hay thậm chí bị ném phân vào nhà. Cũng còn tùy. Nhưng không ít bloggers đã bị áp bức tàn tệ. Đánh một người để dọa trăm người.
Tôi có thể kể ra đây vài trường hợp điển hình mà tôi cho là dã man và tàn tệ. Gần nhất, có blogger Nguyễn Hoàng Vi bị bắt vào đồn CA, bị đè ngữa, bị lột trần truồng và xâm phạm chổ kín rất thô bạo. Rồi, blogger Bùi Thị Minh Hằng từng bị nhốt không xét xử trong nhà tù cải tạo xã hội. Và, blogger Nguyễn Xuân Diện , từng bị xã hội đen đến tận chổ làm việc chữi mắng thô tục ngay mặt, sau đó là công việc làm bị thay đổi. Blogger LH Đ, trên 80 tuổi vẫn bị CA xô xát và lên lớp dạy dỗ. Còn ai nữa? Còn khá nhiều đấy.
Những sự đàn áp thô bỉ đó rất tàn tệ và khủng bố muôn hình vạn trạng tinh vi. Không mấy Quốc Tế nào thấy được, và hình dung ra được. Sát nhất nhân, uy vạn nhân. Hành động bắt một cô gái viết blog vào đồn CA, dằn xé và xúc phạm tiết hạnh của cô ta, không làm chết người. Nó làm trăm cô gái còn lại rùn mình rởn óc. Đó là khủng bố. Và đó là nguyên nhân khiến phong trào viết blogs tại VN có nhiều, phong phú nhưng vẫn èo uột.
Người ta có quyền tin vào sự phát triển cúa một phong trào. Nhưng đừng quyên, trong khi phong trào phát triển thì bạo ác vẫn không đứng yên. Nó cũng biến thái và nảy nở. Hơn ai hết, tại VN, nó sở hữu tài sản, phương tiện, tiền bạc, nhân lực, mưu chước, và bạo lực.
Ngày xưa, dân Ấn Độ chống lại bạo quyền Anh Quốc bằng tay không. Với lý thuyết BẤT BẠO ĐỘNG . Chính quyền Anh cai trị có thể giàu, mạnh hơn dân Ấn. Nhưng họ ít hơn khối dân khổng lồ. Dân Ấn, về mặt lý luận lại không tham gia "tranh luận" với sự giàu mạnh của người Anh. Dân Ấn "phủ định" ngay cái giàu và mạnh đó. Vì vậy họ có sức mạnh. Thể lực lẫn trí lực.
Tôi không chủ trương chiến tranh hay đổ máu. Ngày nào người VN có được tự do dân chủ thật sự, ngày đó vẫn không có tôi trở về VN sinh sống. Việc của VN là do 90 triệu dân trong nước quyết định. Nhưng tôi cũng không tin, cái giá phải trả cho hạnh phúc nước VN là cái giá 0.
Có vẻ như người VN nhìn sang Miến Điện để học tập và noi gương. Thật ra, người dân Miến cũng có trả giá trong quá khứ của họ. Giá trả bằng mồ hôi nước mắt và cả máu. Bà Aung San Suu Kyi từng bước đi tới trong lằn đạn xẹt ngang mặt. Và, có một điều, trong khi chính quyền Miến thả hằng ngàn tù nhân, trong đó gần ngàn tù chính trị thì chính quyền VC đang cho người lạ rình rập bắt cóc những người yêu nước tranh đấu cho tự do nhân quyền. Khác nhau quá xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét