Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013
Nên chăng giải tán cái Quốc hội này để dân bầu ra một Quốc hội Lập Hiến ?
BÁC BA CẦU MUỐI
"Xem ra như thế việc sửa đổi Hiến Pháp này không phải là sửa đổi mà là soạn thảo một Hiến Pháp mới cho hiện tại và tương lai của nước VN độc lập, hùng cường toàn vẹn lãnh thổ , văn minh tiến bộ sánh vói các nước năm châu . Vậy thì nên chăng giải tán cái Quốc hội này để dân bầu ra một Quốc hộiLập Hiến ?"
Qua quá trình tiếp thu ý kiến sửa đổi Hiến Pháp mới bộc lộ ra nhiều điều đáng nói :
l/ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước có tầm nhìn hết sức thiển cận, không căn cứ vào những biến chuyển to lớn của thời đại của Đất Nước để soạn thảo một bản Hiến Pháp mới đáp ứng cho hiện tại và Tương Lai của Đất Nước. Quí vị này coi việc sửa đổi Hiến Pháp 1992 như sửa cái nhà dột mà thực ra cái nhà đã hư nát . Chỉ cái việc đưa ra mốc thời gian cho việc đóng góp và tiếp thu ý kiến lúc đầu đã bộc lộ cái thiển cận.
2/ Lòng dân VN từ sau khi LX và các nước CS Đông Âu sụp đổ đã hoàn toàn khác . Cái yếu kém của Chủ nghĩa xã hội không thể che dấu được ai nữa và cũng không thuyết phục được lớp trẻ ngày càng có trí thức và tiếp cận với những nước tư bản hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Dức , Pháp, Nhật. Cho nên lòng dân không muốn một Hiến Pháp theo Xã hội chủ nghĩa nữa.
Lòng dân khát khao một Hiến Pháp dân chủ, văn minh thực sự. Một Hiến Pháp tam quyền phân lập. Trong khi đó Tổng Bí thư cứ chỉ đạo Hiến Pháp sửa đổi vẫn là tam quyền phân công cải tiến chút chút cho đẹp .
3/ Lãnh đạo Đảng thật quá chủ quan với tư duy tuyệt đại đa số nhân dân trung thành với Đảng, cho nên dùng guồng máy Đảng và Nhà nước o ép các trí thức, không cho phát biểu những ý kiến khác với ý chỉ đạo của Tổng Bí thư. Guồng máy Đảng và Nhà nước đã làm việc này, o ép Hiến Pháp vào Cương Lĩnh Đảng, nhưng thất bại. Tức nước vỡ bờ. Lúc đầu 72 trí thức tung ra bản dự thảo Hiến Pháp 2013 để góp ý với Đảng. Tổng Bí thư phản ứng quyết liệt, đấy các trí thức tâm huyết vào hàng ngũ suy thái đạo đức và chính trị, bên bờ vực của thế lực thù địch . Hầu hết các vị này là các đảng viên kì cựu như TS Nguyễn Đình Lộc, GS Nguyễn Minh Thuyết, TS Lê Đăng Doanh. Những nhân sĩ mà tài đức vượt xa các vị đương quyền và được nhân dân tín nhiệm.
4/ Vì không lường được lòng dân đối với Đảng nên cứ khư khư với luận điểm Đảng lãnh đạo toàn diện. Trong khi nhân dân dù có muốn Đảng tiếp tục lãnh đạo cũng cần có cạnh tranh. Ngay một số đảng viên không nhỏ cũng muốn như thế. Phải chấp nhân đa nguyên, đa đảng, ít nhất là lưỡng đảng, chấp nhận đối lập.
5/ Nhân dân tha thiết với tư do báo chí. Các blog ngày càng mạnh . Nhân dân mạnh dạn và thẳng thắn phân biệt ngôn luận lề Cầm Quyền và ngôn luận lề Dân. Cả thế giới thấy điều này mà Đảng cứ cố tình đe nó xuống .
Xem ra như thế việc sửa đổi Hiến Pháp này không phải là sửa đổi mà là soạn thảo một Hiến Pháp mới cho hiện tại và tương lai của nước VN độc lập, hùng cường toàn vẹn lãnh thổ, văn minh tiến bộ sánh vói các nước năm châu. Vậy thì nên chăng giải tán cái Quốc hội này để dân bầu ra một Quốc hội Lập Hiến ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Quá đúng! Muốn thực hiện được mong muốn này thì chỉ có những người đang thực sự nắm quyền lực của Đảng và nhà nước dám đứng lên làm ngọn cờ tiên phong,để quần chúng đi theo.Nhưng chúng ta đều biết Họ không thể vứt bỏ đặc quyền ,đặc lợi của Họ được.Đất nước ta sẽ mất vài chục năm chờ đợi nữa,may ra mới có hy vọng.
Trả lờiXóa