Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

LỜI GIỚI THIỆU của Đồng chủ tịch HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM

                                           http://fvpoc.org/


Họ là nạn nhân của một nền pháp chế đầy những điều luật mâu thuẫn và mơ hồ, chỉ biết giới hạn, cấm cản, thậm chí triệt tiêu các nhân quyền và dân quyền nhằm duy trì ách cai trị độc tài độc đảng


                             Đồng Chủ tịch Hội CTNLT Bs Nguyễn Đan Quế và Lm Phan Văn Lợi

Đồng Chủ tịch Hội CTNLT Bs Nguyễn Đan Quế và Lm Phan Văn Lợi Đồng Chủ tịch Hội CTNLT Bs Nguyễn Đan Quế và Lm Phan Văn Lợi

Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,

Kính thưa các Thân hữu Quốc tế tại các Quốc gia dân chủ.


Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nằm trong tầm ngắm của thế giới. Có nhiều nguyên do. Trước hết, Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 12-11-2013 dù có nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối. Thứ đến, hôm 05-02-2014, nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu lần thứ hai tại Genève Thụy Sĩ, bản báo cáo về nhân quyền của phái đoàn nhà nước VN đã bị nhiều quốc gia dân chủ nhận xét cách rất tiêu cực và nhiều tổ chức nhân quyền của người Việt lẫn ngoại quốc phản đối cách rất mạnh mẽ. Đó là vì Việt Nam tiếp tục vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà VN đã ký tham gia năm 1982, thứ đến là vì Quốc hội VN, dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản, ngày 28-11-2013 đã thông qua một bản Hiến pháp mới trong đó các nhân quyền và dân quyền bị đè bẹp dưới các độc quyền và ưu quyền của đảng. Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn mà VN vừa trở nên thành viên hôm 07-11-2013, và Ngày Pháp luật Việt Nam 09 tháng 11 hàng năm vừa đặt ra cũng chỉ là vật trang trí cho chế độ.

Biểu hiện nhức nhối của vấn nạn vi phạm nhân quyền này chính là các tù nhân và cựu tù nhân dân oan, tôn giáo và chính trị (gọi chung là tù nhân lương tâm) mà con số tạm thống kê là 525 người. Đây là những công dân từ bao năm nay đã đứng lên, hoặc phản kháng các sai lầm và tội ác của nhà nước, hoặc đòi hỏi sự thật và công lý cho đồng bào, hoặc đấu tranh vì tự do và dân chủ cho Tổ quốc.

Họ là nạn nhân của một nền pháp chế đầy những điều luật mâu thuẫn và mơ hồ, chỉ biết giới hạn, cấm cản, thậm chí triệt tiêu các nhân quyền và dân quyền nhằm duy trì ách cai trị độc tài độc đảng, chỉ biết gài bẫy, răn đe và trừng phạt hơn là bảo vệ, giáo dục và thăng tiến các công dân để tạo an bình và hòa hợp trong xã hội, chỉ biết hình sự hóa các hành vi đối kháng theo tiếng lương tâm và mang tính chính trị, nhằm bảo vệ tập đoàn thống trị.

Họ là nạn nhân của một chế độ tố tụng bất công, không bảo đảm quyền lợi cho bị cáo lẫn luật sư, của một chế độ lao tù khắc nghiệt, tước bỏ chẳng những các quyền công dân mà cả các quyền con người của tù nhân, sẵn sàng dùng biện pháp tra tấn họ và thường xuyên bóc lột sức lao động của họ, nhất là dùng mọi phương cách bất chính để buộc họ phải nhận tội. Nhiều người đã liều mạng sống bằng cách tuyệt thực để phản đối. Chúng tôi ghi nhận được 16 trường hợp tuyệt thực cá nhân hoặc tập thể trong những năm gần đây.

Là những thành phần trong họ, bước ra từ nhà tù nhỏ để đi vào nhà tù lớn, chúng tôi hôm nay, gồm 64 cựu tù nhân với 278 năm tù giam, 9 năm tù treo và 79 năm quản chế, muốn liên kết với nhau, làm thành một xã hội dân sự độc lập, mang tên Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, để tiếp tục con đường chính nghĩa của mình, bên cạnh nhiều xã hội dân sự độc lập khác đang xuất hiện tại Việt Nam, là những tổ chức hiện rất cần thiết để canh tân đất nước và xã hội.

Với kinh nghiệm và sự tôi luyện từ trong nhà tù, chúng tôi muốn đấu tranh trong ôn hòa cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, nhân quyền, tự do, dân chủ, cho một chế độ lao tù chỉ còn có những tù nhân hình sự được đối xử thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế, cho một đất nước Việt Nam văn minh thịnh vượng, xã hội an lạc thái hòa, trong đó toàn dân sống trong tự do và thực sự làm chủ.

Trước mắt, chúng tôi xin gởi đến toàn thể Đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước và các Thân hữu quốc tế

-Tuyên cáo thành lập

- Điều lệ Hội Cựu tù nhân lương tâm

- Cơ cấu tổ chức: Ban Điều hành, Ban thường trực và Ban Cố vấn.

Chúng tôi kêu gọi các cựu tù nhân lương tâm trong nước tham gia cùng chúng tôi trong đại cuộc này. Chúng tôi cũng kêu mời các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan truyền thông khắp thế giới ủng hộ công việc của chúng tôi, để ít nhất, tại một góc của thế giới, không còn có cảnh những con người bị cầm tù vì cất cao tiếng nói của lương tâm, vì trình bày khát vọng về tự do dân chủ và vì đấu tranh cho các nhân quyền và dân quyền bất khả nhượng.

            Làm tại Việt Nam ngày 18-02-2014

Đồng Chủ tịch Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam

- Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

- Linh mục Phan Văn Lợi


      1525431_585628831515212_886778397_n

Tất cả tổng cộng 64 thành viên đã bị 278 năm tù giam, 9 năm tù treo, 79 năm quản chế.

Bùi Thị Minh Hằng, 6 tháng cải tạo (2011)
Chu Mạnh Sơn, 30 tháng tù giam 1 năm quản chế (2011)
Dương Thị Tân, 2 năm tù treo (2008)
Đinh Đăng Định, 4 năm tù giam (2010)
Đinh Nhật Uy, 6 tháng tù giam 1 năm tù treo (2012)
Đoàn Văn Diên, 5 năm tù giam (2006)
Huỳnh Ngọc Tuấn, 10 năm tù giam (1992)
Hứa Phi, 1 tháng tù giam 2 năm quản chế (1980)
Lê Công Định, 3.5 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
Lê Minh Triết, 7 năm tù giam (1995)
Lê Nguyên Sang, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2006).
Lê Thị Công Nhân, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2007).
Lê Thị Ngọc Đa, 2.5 năm tug giam (2011).
Lê Văn Sóc, 6.5 năm tù giam (2006)
Ngô Quỳnh, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
Nguyễn Bá Đăng, 3 năm tù giam (2010)
Nguyễn Đan Quế, 20 năm tù giam (1978).
Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, 18 tháng tù giam (3 năm treo) 3 quản chế (2011)
Nguyễn Hồng Quang, 7 năm tù giam (1985).
Nguyễn Hữu Giải, 5 năm tù giam (1983).
Nguyễn Khắc Toàn, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2002).
Nguyễn Mạnh Sơn, 3.5 năm tù giam 3 năm quản chế (2008).
Nguyễn Ngọc Tường Thi, 2 năm tù giam (2010).
Nguyễn Ngọc Hà, 4 năm tù (2005).
Nguyễn Phương Uyên, 10 tháng tù giam (3 năm tù treo) 3 năm quản chế (2012).
Nguyễn Thanh Giang, 3 tháng tù giam (1999).
Nguyễn Thanh Phong, 6 năm tù (2005).
Nguyễn Thị Yến, 3 tháng tù giam (1995).
Nguyễn Trung Lĩnh, 1 năm tù giam (2011).
Nguyễn Trung Tôn, 2 năm tù giam 2 năm quản chế (2011).
Nguyễn Văn Đài, 4 năm tù giam 4 năm quản chế (2007).
Nguyễn Văn Điền, 7 năm tù giam (2005).
Nguyễn Văn Ngọc, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
Nguyễn Văn Thơ, 6 năm tù giam (2006).
Nguyễn Văn Thùy, 5 năm tù giam (2006).
Nguyễn Văn Túc, 4 năm tù giam 4 năm quản chế (2008)
Nguyễn Vũ Bình, 5 năm tù giam 3 năm quản chế (2002)
Nguyễn Xuân Anh, 2 năm tù giam 3 năm quản chế (2011)
Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu), 1 năm tù giam (1995)
Phạm Bá Hải, 5 năm tù giam 2 năm quản chế (2006).
Phạm Chí Dũng, 6 tháng tù giam (2012).
Phạm Minh Hoàng, 17 tháng tù giam 3 năm quản chế (2010)
Phạm Ngọc Thạch, 2 năm tù giam (2004)
Phạm Quế Dương, 19 tháng tù giam (2002)
Phạm Thanh Nghiên, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
Phạm Văn Trội, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2007)
Phan Thanh Hải, 3 năm tù giam 2 năm quản chế (2009)
Phan Thị Tiềm, 2 năm tù giam (2001)
Phan Văn Lợi, 7 năm tù giam (1981)
Thích Không Tánh, 16 năm tù giam 5 năm quản chế (1977)
Thích Nhật Ban, 18 năm tù (1975)
Thích Thiện Minh, 26 năm tù giam (1975)
Tô Văn Mãnh, 6 năm tù giam (2005)
Trần Đức Thạch, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
Trần Lệ Hồng, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2006)
Trần Khuê, 19 tháng tù giam (2002)
Trần Ngọc Anh, 15 tháng tù giam (2009)
Trần Thị Hài, 9 tháng tù giam (2012)
Trần Thị Hoàng, 22 tháng tù giam (2010)
Trương Minh Nguyệt, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
Trương Thị Tám, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
Trương Văn Kim, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
Võ Văn Bửu, 7 năm tù giam (2005)

Vũ Văn Hùng, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét