Đồ Nghệ Làng Sen
Chiến thắng nào cũng phải trả một giá rất đắt. Nhất là chiến thắng trong chiến tranh. Theo thống kê, người ta cho biết là một triệu thanh niên, thiếu nữ Miền Bắc đã sinh Bắc tử Nam, và cho đến bây giờ có đến 500.000 ngàn chưa tìm được xác.
Có thể con số thống kê chưa được chính xác, nhưng cái sự thật của một trận chiến dai dẳng mấy chục năm và các chú bộ đội với cái nón cối bằng nhựa Trung Quốc thì cũng chẳng chịu được bom đạn của đế quốc Mỹ.
Chưa kể vượt Trường Sơn ăn đói kém, sốt rét ngã nước cũng lăn ra chết.
Vào trong Nam các chú bộ đội lăn xả vào các cái đồn đã được phòng thủ vững chắc, với hệ thống mìn tự động, và yểm trợ của máy bay, pháo binh tới tấp bom đạn được rót tới nếu đồn bốt bị tấn công.
Các chú bộ đội chỉ biết nghe lệnh cấp trên dù có phải mang thân chèn lỗ châu mai cho đồng đội lăn xả vào chỗ chết thì cũng phải chấp nhận.
Nếu cãi lệnh xung trận thì cũng chết. Đôi đường, nhưng không có lựa chọn.
Cuộc chiến của Việt Nam là cuộc chiến súng đạn của Mỹ, của Liên Xô, của Trung Quốc. Người Việt Nam nồi ra xáo thịt là do các đỉnh cao trí tuệ của loài người "Ta đánh là đánh cho Trung Quốc "
Dù còn một người ta vẫn phải đánh, dù có đốt dẫy Trường Sơn cũng phải đánh.
Với những lời tuyên bố chém đinh chặt sắt từ cái bộ sậu chiến tranh của đảng thì thanh niên Miền Bắc chỉ biết gạt lệ ra đi không hen ngày về.
Cha mẹ phải chia lìa con cái, vợ chồng chia cắt ,học sinh phải xếp bút nghiên tham gia tòng quân để đáp ứng chiến trường cho cái bộ máy chiến tranh của đảng Cộng Sản.
Còn lại hậu phương là những ông già bà lão phải tăng gia sản xuất bằng hai băng ba để có lương thực nuôi quân.
Sau cái chiến thắng bao người nằm xuống ,để một số rất nhỏ chiếm công, huởng hết của cải của cả một dân tộc.
Người ta mong cách mạng là đổi đời, ai ngờ cách mạng lại làm cho cuộc đời người dân cơ cực hơn với một bộ máy công an kìm kẹp người dân muốn thở cũng khó, làm gì mà nói đến tự do và nhân quyền.
Chúng ta hãy đọc một tâm sự của người lính già bên thắng cuộc, để rõ cái sự tình mà anh chị em dư luận viên đã giầy công tuyên truyền trên diễn đàn để rõ cái sự thật.
Tâm sự người lính già
“Quá buồn! Bởi vì sự hy sinh của đồng đội tôi đều không nghĩ hy sinh để mang lại một đất nước như thế này. Đất nước quá tồi tệ. Cũng có rất nhiều người đã cống hiến cả cuộc đời của mình thật vô nghĩa, vô vị và thậm chí còn có hại nữa là khác”.
Quá buồn! Bởi vì sự hy sinh của đồng đội tôi đều không nghĩ hy sinh để mang lại một đất nước như thế này. Đất nước quá tồi tệ. Cũng có rất nhiều người đã cống hiến cả cuộc đời của mình thật vô nghĩa, vô vị và thậm chí còn có hại nữa là khác
Người lính Nguyễn Tường Thụy
Những người lính năm xưa dành trọn tuổi thanh xuân và mạng sống của họ với niềm tin đất nước sẽ không còn cảnh đêm trường nô lệ. Và giờ đây, tuy đã già nhưng họ vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho lý tưởng mà họ theo đuổi suốt cuộc đời.
Những người lính chọn lựa con đường đứng về phía người dân để đấu tranh cho lẽ phải và công bằng quả quyết:
“Tôi chẳng chống chọi ai cả, chỉ nói lên sự thật và tôi mong muốn xã hội tốt đẹp lên thôi”.
“Tôi tranh đấu cho quyền tự do của con người mình, mình được phép nói, mình được phép làm. Không ai được bắt chẹt mình điều gì, không được đàn áp mình”.
Qua ghi nhận trong bài phóng sự hạn hẹp này cho thấy những người lính trong thời bình vẫn khẳng khái theo đuổi lý tưởng trung thành với Tổ quốc và nhân dân nhưng điều đó không đồng nghĩa là phải phục tùng những người đang cầm quyền “sinh sát” đối với người dân và cả đất nước.
Bác Hồ ơi ! Bác đã đi theo Bác Kark Mark ,Bác Lenin, Bác Mao nhưng hậu quả của Bác để lại cho chúng cháu thì không lường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét