Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

BẤT KỂ MẠNG SỐNG NGƯỜI DÂN, CHỦ ĐẦU TƯ...ĐỂ LẠI : “Dư chấn” trong lòng dân

     Revolution fist.jpg
 "Trong chiến tranh CS luôn tuyên truyền công nhân , nông dân là giai cấp lãnh đạo để kêu gọi hy sinh xương máu nhiều nhất. Còn trong hòa bình thì chúng cướp đất ruộng, đẩy nông dân trôi vạt đến những thành phố lớn bán sức lao động rẻ mạt để kiếm cái ăn.
Ngày nào cộng sản còn cầm quyền, thì ngày đó quyền lợi của người lao động còn bị bốc lột, nông dân còn bị mất đất, và người dân sẽ không có tự do"- Thành Đô

    
             
       Bên phải phía hạ lưu cửa xả của đập chính thủy điện Sông Tranh 2, nước vẫn rò qua đập chảy thành dòng.
TT - Hôm qua, lại xảy ra động đất kích thích ở thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My, Quảng Nam) làm dấy lên nỗi hoang mang, lo sợ không chỉ của những người dân sống dưới chân đập mà cả lãnh đạo chính quyền sở tại - những người chứng kiến những gì đã và đang xảy ra bên trong thân đập chắn chứa 730 triệu mét khối nước này.

Nhìn cảnh từ người già đến con trẻ nháo nhác chạy ra khỏi nhà trong đêm đen giữa tiếng nổ trong lòng đất vẫn đì đùng ở thị trấn Bắc Trà My, chắc nhiều người, kể cả một số vị lãnh đạo chính quyền địa phương, cũng không còn nhiều niềm tin về một con đập đã an toàn sẵn sàng cho việc tích nước như chính kết luận của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng. Những ngày qua trên các phương tiện truyền thông cho thấy báo cáo của các bộ, ngành, chủ đầu tư đều khẳng định “chiến dịch” bịt, dán không cho nước rò rỉ về phía hạ lưu đã thành công đến 90%.

Nhưng điều đó không làm lòng dân an hơn khi đêm 3-9 một trận động đất mạnh 4,2 độ Richter - một rung chấn được Viện Vật lý địa cầu nhận xét là gần chạm ngưỡng kháng chấn của đập thủy điện Sông Tranh 2 (khả năng chịu động đất của đập thủy điện này là vào khoảng 5,5 độ Richter) đã xảy ra và kéo theo đó là những vết lún, trụt lở đất xung quanh công trình hồ chứa nước để phát điện lớn nhất miền Trung này.

Hàng vạn người dân vùng hạ lưu con đập này đã thật sự lo lắng, và nhiều người trong số đó bắt đầu nghĩ đến việc sơ tán trong nay mai khi câu cửa miệng “Không ai thương mình bằng chính mình” truyền nhau. Chính quyền sở tại biết rất rõ điều đó và cũng đang tìm cách an dân. Nhưng an dân bằng cách nào khi ngay chính họ cũng mù mờ về những thông tin liên quan sau khi xảy ra động đất.
Cũng như những lần trước đó, sáng 5-9 đoàn công tác của Hội đồng nghiệm thu nhà nước ngay sau khi nhận được số liệu quan trắc, đo đạc từ Viện Vật lý địa cầu (thông báo về độ dư chấn động đất xảy ra đêm 3-9) đã tức tốc có mặt ở hiện trường... Nhưng rồi tất cả đều không trả lời một câu hỏi nào từ giới truyền thông đặt ra... Chính điều này khiến nỗi lo của người dân sống dưới chân đập tiếp tục âm ỉ. Cứ thế, 1 đồn 10, 10 đồn 100... Nỗi lo sợ nhanh không thua gì dư chấn mà trận động đất cực đại đêm 3-9 để lại.

Ông Đặng Phong - chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - than phiền, huyện không thể giải thích và thuyết phục được dân bởi không được phía thủy điện và các cơ quan chuyên môn công bố số liệu đo đạc cũng như độ an toàn của con đập một cách tường tận kịp thời.

Công bố công khai các thông số an toàn của con đập để người dân địa phương rõ hơn về những kết luận của các cơ quan chuyên môn là điều mà chính quyền Quảng Nam rất mong muốn. Ông Trịnh Đình Dũng cũng đồng tình với quan điểm ấy. Thế nhưng đã nhiều ngày trôi qua nhưng các cơ quan chuyên môn lẫn chủ đầu tư vẫn chưa có một thông báo chính thức nào đến người dân lẫn chính quyền sở tại, trong khi tiếng nổ từ lòng hồ vẫn ầm ầm dội về là điều không thể chấp nhận được.

Gần mười năm qua kể từ khi dự án thủy điện Sông Tranh 2 xuất hiện, hàng nghìn hộ dân vùng núi Bắc Trà My đã chấp nhận hi sinh bản quán để nhường đất cho một công trình mà họ nghĩ rằng sẽ “thắp sáng” cho con cháu mình trong tương lai. Thế nhưng những gì đang xảy ra với họ lẫn con cháu họ trong những ngày và đêm qua cho thấy những “dư chấn” gây bất an vẫn râm ran trong lòng người dân nơi đây.

 ĐĂNG NAM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét