Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012
ĐỘC TÀI CỘNG SẢN ĐẺ RA "CƠ CHẾ" KHỐN NẠN! :Mất việc nếu không mang tiền cảm ơn “sếp lớn”
"Chúng ta phải tự đứng lên để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, không có ai làm điều đó thay cho chúng ta, hỡi những người Công nhân Việt Nam. Hãy ý thức được vai trò to lớn của mình, hãy đấu tranh để lấy lại những quyền lợi mà bấy lâu nay bị nhà cầm quyền tước đoạt. Để làm được điều đó, các bạn hãy đoàn kết chung quanh tổ chức Công Đoàn độc lập của mình, một tổ chức thực sự đấu tranh cho quyền lợi của Công Nhân. Khi giai cấp cấp Công nhân đã ý thức được điều đó thì không điều gì và ai có thể ngăn cản được sức mạnh chân chính của các bạn" .( HUỲNH CÔNG ĐOÀN )
“Em làm việc rất tốt thế nhưng ở quê nó có cơ chế riêng. Nếu em không mang tiền đến cảm ơn sếp lớn thì dù có thi tuyển vào, có làm tốt công việc cũng sẽ bị cho rớt vì một lý do nào đó"
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào làm tại một tờ báo. Công việc đúng chuyên môn với mức lương mà nhiều sinh viên mới ra trường phải ước vọng.
Nhưng chỉ được hơn một năm, tôi nghỉ việc vì không thể chịu được áp lực, cực khổ. Tôi phải làm hùng hục từ sáng đến tối, tiền cũng nhiều nhưng tôi chẳng có thời gian dành cho mình, cho bạn bè và những người tôi yêu thương.
Tôi tự hỏi mình đang làm vì cái gì? Cuộc sống của tôi, tuổi trẻ của tôi, tình yêu của tôi không lẽ chỉ để lao đầu vào công việc thôi sao. Tôi cũng cần phải sống, phải chơi và yêu nữa. Điều quan trọng tôi không muốn làm công việc khiến tôi phải mất quá nhiều suy nghĩ, thời gian và công sức của bản thân.
Một người bạn giới thiệu cho tôi một công việc khác cũng đúng chuyên ngành và không kém phần danh vọng. Nhưng tôi từ chối vì sợ gặp phải tình trạng như trước. Vậy là tôi lựa chọn một công việc ít tiền hơn một chút nhưng có thời gian và không khiến tôi quá căng thẳng.
Sau đó tôi xin được một công việc ở quê, mặc dù lương nhà nước không cao nhưng ổn định và được ở bên gia đình. Mẹ tôi bảo: “Con gái thế là ổn con ạ”. Nhưng sau khi suy nghĩ rất nhiều, tôi quyết định không về quê mà ở lại thành phố để lập nghiệp.
Nhưng khi tôi gọi điện về báo như vậy, mẹ tôi đã khóc và bảo: “Trời ơi nuôi con hơn 20 năm trời mà giờ nó nói với mẹ thế ư. Vậy thì từ giờ con đừng bao giờ về gặp mẹ, có khó khăn thì cũng đừng gọi mẹ nữa”.
Tôi rất buồn, thế là tôi quyết định về quê chỉ trong một tích tắc. Suy nghĩ lúc ấy của tôi là tôi không thể để mẹ buồn, tôi cũng sợ nữa. Tôi sợ nếu gia đình mà không giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn thì tôi biết làm sao.
Về quê làm việc được một thời gian, tôi thấy công việc với tôi quá đơn giản, không một chút khó khăn. Làm báo ở quê chẳng có gì khó, tôi có thể khẳng định như vậy. Nhưng tất cả những công việc tôi làm đều chẳng được ghi nhận dù có làm tốt đi chăng nữa.
Mất việc luôn là nỗi ám ảnh của phụ nữ
Điều đó khiến tôi càng buồn chán và chẳng thèm cố gắng để có những bài viết mang tính phát hiện, những cách viết sáng tạo và hấp dẫn vì ở quê đâu cần điều ấy. Tôi chỉ cần viết theo đúng ý của sếp là được.
Vậy mà tôi vẫn bị sếp nhắc nhở từ những chuyện bé như mắc lỗi chính tả đến những chuyện không đâu như rót nước, pha trà… Tất nhiên tôi không hiền đến mức người ta bảo gì tôi đều làm theo.
Những gì không đúng, sếp nhắc nhở, tôi vẫn phản biện lại. Tính cách ương ngạnh của tôi vẫn không bị mai một đi trong thời gian ngắn làm việc ở quê.
Thế nhưng mọi chuyện khiến tôi không thể chịu đựng được nữa khi một ngày sếp trực tiếp gọi tôi vào phòng nói chuyện. Sếp đặt thẳng vấn đề rằng: “Em làm việc rất tốt thế nhưng ở quê nó có cơ chế riêng. Nếu em không mang tiền đến cảm ơn sếp lớn thì dù có thi tuyển vào, có làm tốt công việc cũng sẽ bị cho rớt vì một lý do nào đó. Vị trí em đang làm có rất nhiều người cần. Họ là con ông cháu cha và có tiền mặc dù bằng cấp, năng lực không bằng em, nhưng ở quê ai cần điều đó chứ. Anh rất quý em và rất ghi nhận năng lực làm việc của em nhưng việc anh thấy gì không quan trọng vì trên anh còn có sếp lớn”.
Tôi chết lặng. Chưa bao giờ tôi có thể tưởng tượng rằng người ta lại đặt vấn đề tiền bạc một cách trắng trợn như vậy. Tôi như ù hết tai đi, nước mắt chực trào ra. Tôi thấy ấm ức, vậy là những cố gắng của tôi từ trước đến giờ là đi sai đường (như sếp tôi nói).
Mọi niềm tin của tôi bị sụp đổ. Tôi vẫn biết cuộc sống bây giờ người ta sống vì tiền. Tôi cũng biết ở quê tôi, người ta coi những công việc nhà nước như một món hàng để họ rao bán.
Nhưng tôi vẫn ngây thơ với một niềm tin rằng, mình đã đàng hoàng thi tuyển, bằng cấp đầy đủ, năng lực đáp ứng yêu cầu thì cứ cố làm cho tốt, rồi sẽ được công nhận.
Gia đình tôi không khá giả, bố mất sớm, một mình mẹ phải nuôi hai chị em ăn học đã là gánh nặng quá lớn. Đồng tiền mẹ tôi kiếm được không hề dễ dàng. Tôi không muốn vì sự ích kỷ của bản thân mà mẹ phải mang số tiền tích góp cả đời để giúp tôi giữ được công việc theo cách như thế.
Tôi có thể không đi tiền nhưng như vậy đồng nghĩa với việc tôi sẽ mất việc nay mai. Mẹ tôi sẽ rất buồn và tôi biết chắc mẹ sẽ đưa tiền để tôi giữ việc. Nhưng thật sự vấn đề tôi thấy đáng sợ là nếu tôi làm theo yêu cầu của sếp, và như cái luật mà ở đây họ gọi là bất thành văn thì rồi sau này tôi sẽ ra sao?
Tôi sợ mình rồi cũng sẽ như họ bị cuốn vào guồng quay của đồng tiền. Ngày hôm nay tôi mang tiền đến biếu người ta để mong giữ được công việc mà nó vốn dĩ là của mình. Sau này nếu cứ chăm chỉ, ngoan ngoãn làm việc theo đúng cơ chế ấy tôi sẽ dần leo lên các vị trí cao hơn.
Và biết đâu một ngày tôi lại nhận những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người khác để cho ai đó một công việc. Điều ấy thật đáng sợ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét