Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Chừng nào tầng lớp lao động nghèo mới hết khổ bởi cơ chê khốn nạn nầy??? Giá xăng tăng, người lao đao vì “bão giá”


Revolution fist.jpg

 Ôi, chủ nghĩa Cộng sản là cái gì vậy? Là cái gì mà người dân còn sợ hơn cả sợ cọp nữa. Nó gây bao nhiêu mất mát đau thương cho dân tộc mà vẫn điềm nhiên và hãnh diện. Chủ nghĩa Cộng sản là gì vậy mà nó ôm ấp và chở che cho tất cả những tội ác và sai trái mà không ai dám phản đối?
Tại sao lại phải đi xây dựng một cái chủ nghĩa như vậy? Tại sao?

Bữa cơm hàng ngày của học sinh, sinh viên và tầng lớp lao động nghèo dường như càng lèo tèo hơn, khi giá xăng tăng kéo theo giá thực phẩm “leo thang”.


Giá cả leo thang, những người làm công ăn lương lại càng phải chắt bóp chi tiêu. Với viên chức, đời sống đã chật vật vì "bão giá", tầng lớp công nhân, người lao động hay học sinh, sinh viên cuộc sống còn khó khăn hơn, khi mọi mặt hàng đều tăng "ăn theo" một cách tự ý và "vô tội vạ".

Bác Trần Thị Thúy ở quận 1 (TP HCM) cho hay, chiều nay bác mang xe đi đổ xăng, mới biết giá xăng tăng. Mỗi lần đổ đầy bình, bác phải chi thêm gần 20.000 đồng nữa. Buổi trưa đi mua thức ăn, thấy giá thịt và cá cũng tăng vọt. Sợ nhất xăng tăng giá rồi giá cả hàng hóa lại "té nước theo mưa", đua nhau tăng theo phản ứng dây chuyền thì khổ dân"

Bạn Trương Thị Hiên, sinh viên trường Đại học Thương mại Hà Nội cho hay: "Bố mẹ chỉ làm nghề nông, giá tăng cuộc sống đã khốn khó lắm rồi, nên dù tiền nhà, điện, nước và giá cả sinh hoạt tăng nhưng em cũng không dám xin thêm. Từ nhà trọ của em tới trường cũng mất tới 7-9km, đi xe máy độ 2 – 3 ngày là phải đổ xăng một lần. Tuy khoản tăng không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng tới chi tiêu sinh hoạt của những sinh viên ngoại tỉnh."

                     Dân nghèo thêm lao đao vì ’bão giá’ - Tin180.com (Ảnh 1)
              Xăng tăng giá kéo theo nhiều hàng hóa tăng, đời sống dân nghèo thêm khó khăn

Anh Hoàng Xuân Bình, nhà ở đường Quang Trung (quận 12 TP.HCM) cho rằng: "Cứ dựa vào giá xăng tăng để tăng theo như thế là không ổn gây ra loạn giá cả. Nhiều chủ kinh doanh cứ "vin" vào cớ cái này tăng, cái kia tăng nên cũng tăng theo, nhưng khi giảm thì lại không giảm theo hoặc giảm một phần nhỏ, làm cho cuộc sống sinh hoạt của những người lao động nghèo như chúng tôi sẽ rất khó khăn".

Còn nhiều gia đình công nhân ở các khu công nghiệp gặp khó khăn hơn khi giá cả hàng hóa tăng. Chị Lan, một công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) cho biết: "Trước đây, chị thường đi làm bằng xe máy, nay giá xăng tăng nên đành chịu khổ và đi sớm để bắt xe bus. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy vì giá thức ăn ngày càng đắt đỏ".

Trong khi đang phải lo ứng phó bởi vòng xoáy của giá cả, những ngày gần đây các dịch vụ lại liên tiếp đồng loạt tăng giá như viện phí, thu phí giao thông đường bộ với các loại xe cơ giới, rồi việc rục rịch tăng giá điện… cũng đang khiến người tiêu dùng thêm lo lắng. Nhiều hộ gia đình đã lên kế hoạch cắt giảm những chi tiêu không cần thiết bằng những giải pháp tình thế như dùng bếp than tổ ong thay vì dùng bếp ga, đi làm bằng xe buýt, đi chợ bằng xe đạp thay cho xe máy trước kia, dùng điện tiết kiệm bằng cách chuyển từ bóng đèn thông thường sang bóng đèn compact tiết kiệm điện, ăn sáng ở nhà thay vì ăn quán…

Khi giá nhiên liệu tăng cao tất yếu sẽ ảnh hưởng tới giá thành nhiều hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, điều đáng phải quan tâm lúc này là việc một số mặt hàng, dịch vụ đã lợi dụng chuyện tăng giá xăng dầu để đẩy giá lên cao một cách bất hợp lý, gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà ảnh hưởng rõ rệt nhất là những người lao động nghèo, có thu nhập thấp làm cho cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại khó thêm gấp bội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét