Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Thu nhập tăng, chất lượng cuộc sống giảm

               
Revolution fist.jpg

  "Chúng tôi chỉ cần cơm ăn áo mặc, cần được đối xữ tử tế không bị ngược đãi, đánh đập của giới chủ như hiện nay. Chúng tôi muốn được quyền nói lên chính kiến của chúng tôi, những người công nhân lao động. Chúng tôi cần người đại diện chính thức bảo vệ quyền lợi của chúng tôi, đó là Công Đoàn Độc Lập!.
Chúng tôi đã thấy rõ bộ mặt của nhà cầm quyền cộng sản hiện nay, và tổ chức  "công đoàn" quốc doanh tay sai của các ông rồi. Chế độ nầy là kẻ thù của giai cấp công nhân, nông dân và toàn thể người Việt Nam nói chung. Nhà nước nầy không vì lợi ích của người dân, mà ngược lại là kể bóc lột và cai trị thậm tệ nhất hơn cả thời kì thực dân đô hộ. " - Diễn Đàn Công Nhân 



   
 

Thu nhập thấp, công nhân lao động phải thắt chặt chi tiêu. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Đông Phương Vũng Tàu trong giờ cơm trưa.

Đó là đánh giá tình hình đời sống công nhân lao động trong vòng 5 năm trở lại đây. Mặc dù mức lương tối thiểu từng bước được cải thiện nhưng chi phí tiêu dùng luôn biến động theo chiều hướng gia tăng đã tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động.

LƯƠNG... KHÔNG ĐỦ TIÊU

Theo khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, thực hiện lộ trình cải cách tiền lương của Nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động từng bước được cải thiện. Từ năm 2008 đến nay, Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức tăng bình quân 18,35%/năm; 5 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp với mức tăng bình quân 38%/năm. Mức thu nhập bình quân của cán bộ, công chức, viên chức khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp có hơn 51% vốn nhà nước đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp dân doanh đạt 3,7 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập của người lao động ở các ngành có lợi thế như khí, điện, đạm, dịch vụ dầu khí cao hơn rất nhiều so với các ngành khác đã gây áp lực rất lớn đối với đời sống đại bộ phận lao động, đặc biệt là lao động giản đơn trong các ngành may mặc, chế biến thủy sản, xây dựng…

Do chính sách tiền lương chưa phản ánh thực chất giá trị sức lao động trong cơ chế thị trường, nên một bộ phận cán bộ công chức, cán bộ kỹ thuật giỏi khu vực Nhà nước đã chuyển sang làm việc ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Khoảng cách chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các vị trí quản lý, chức vụ với người lao động trong các ngành nghề, giữa doanh nghiệp có lợi thế, doanh nghiệp Trung ương với địa phương, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong công nhân viên chức lao động. Ông Đoàn Hữu Mai, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đánh giá: “Mặc dù thu nhập dần được nâng lên nhưng do sự biến động của thị trường, người lao động ngày càng phải thắt chặt chi tiêu. Đời sống vật chất, tinh thần không được bảo đảm. Đặc biệt, đối với lao động ngoại tỉnh thường phải trả các chi phí thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày như điện, nước, thuê nhà, chi phí học tập của con cái…với giá cao”.

Làm việc trong một doanh nghiệp may mặc tại khu cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Hắc Dịch (huyện Tân Thành) được 4 năm nay, chị Trần Thị Thu Thủy (thuê trọ tại xã Hắc Dịch) cho biết: “Thu nhập của tôi, bao gồm tiền lương, tăng ca và các khoản phụ cấp, mỗi tháng được hơn 3 triệu đồng. So với khi mới vào làm thì mức lương đã tăng đáng kể nhưng khoản tiền này vẫn chưa đủ để trang trải cho cuộc sống với các chi phí như thuê nhà, điện nước, ăn uống và các sinh hoạt khác đang tăng giá vùn vụt”. Ông Nguyễn Đức Ý, Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh cho biết, hiện nay, tại các khu công nghiệp, ngoại trừ một số doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất cơ khí, điện, phân bón, hóa chất, thép, kính… có mức lương khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng trở lên thì phần lớn công nhân lao động làm việc thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng, da, giày, giấy… có mức thu nhập thấp (2 - 3 triệu đồng/tháng). “Với thu nhập này, công nhân lao động không đủ trang trải cho cuộc sống”- ông Ý cho biết.

Từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh suy thoái kinh tế chung của thế giới và của cả nước, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều gặp khó khăn. Để duy trì sản xuất, doanh nghiệp đã tìm mọi cách để cắt giảm chi phí, thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Tại nhiều doanh nghiệp, việc quy định mức lương tối thiểu chỉ là cơ sở để tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động mà không có ý nghĩa về tiền công, tiền lương cho công nhân. Và không ít doanh nghiệp tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc cho công nhân với mức lương tối thiểu theo quy định, mặc dù có những người lao động gắn bó với doanh nghiệp nhiều năm. Một số doanh nghiệp xây dựng lại thang bảng lương và cắt giảm một số phụ cấp để bù vào chi phí đóng các loại bảo hiểm khiến cho thu nhập của người lao động giảm. Trong khi đó, các chế độ như BHXH, BHYT, tiền nghỉ lễ, tết, trợ cấp thôi việc… vẫn chỉ thực hiện theo mức lương tối thiểu đưa ra làm thiệt thòi cho người lao động. Mặc dù theo quy định của Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng…
 
                     

Mức lương tối thiểu hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tối thiểu của người lao động. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Đông Phương Vũng Tàu trong giờ sản xuất.

ĐANG XÂY DỰNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU MỚI

Theo kết quả khảo sát 10 năm qua của Bộ LĐTB&XH thì chế độ tiền lương lúc nào cũng “hụt hơi” trong cuộc chạy đua với lạm phát. Cụ thể trong 10 năm qua, lương tối thiểu dù được điều chỉnh tăng 7 lần (từ 210.000đ/tháng lên 1.050.000đ/tháng), song đã trở nên lạc hậu so với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (có 3 năm dưới 5%, 4 năm từ hơn 6 - 9,5%, 2 năm trên dưới 12%, 1 năm là 19,9%). Khảo sát mới đây của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tình hình đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động cho thấy, mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Trong khi đó, dự kiến năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 7%-8%, mức tăng tiền lương bình quân trên thị trường lao động từ 8%- 10%. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chỉ trả tiền lương cho người lao động dựa trên mức lương tối thiểu, chắc chắn người lao động sẽ không đủ sống để làm việc.

Bài, ảnh: LAM GIANG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét