Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Lao động thất nghiệp và nạn đầu tư bừa bãi

Revolution fist.jpg
Một khi người Công nhân Việt Nam đồng loạt nổi dậy để đòi quyền lợi thì họ đã tự mình giải thoát ra khỏi gông xiềng Cộng sản. Ngày mà giới Công nhân tìm đến được với lý tưởng tự do, thì cũng là ngày mà thực trạng bất công sẽ bị cuốn trôi theo làn sóng đấu tranh. Nhìn nhận thực tại là để nhận chân được giá trị của chân lý, thấy được cội nguồn sức mạnh để nâng cánh chúng ta trên con đường tranh đấu. Bằng cách đó mà người Công Nhân Việt Nam sẽ đứng vững trên đôi chân của mình, góp phần to lớn đối với sự nghiệp tranh đấu cho tự do – dân chủ trên quê hương Việt Nam chúng ta. ( Huỳnh Công Đoàn)

  Huỳnh Công Đoàn- Sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả là trách nhiệm của nhà nước, để phát triển đất nước và mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia.

Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, được hiểu và nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Trước hết, với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này, nguồn nhân lực tường đương với nguồn lao động.

           
                    
                                         Một khu công nghiệp (KCN) đã có quy hoạch từ năm 2005

Còn có thể hiểu nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Như vậy nguồn nhân lực ở đây bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên (Ở Việt Nam là tròn 15 tuổi). Tuy nhiên, có thể hiểu và thống nhất ở một điểm chung là: Nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của một xã hội.

Vì vậy, khi nói đến tình trạng thất nghiệp là nói đến những người đang ở trong độ tuổi lao động mà không có việc làm.

Tình trạng lao động thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động, cả ở thành thị và nông thôn. Điều đó cho thấy sự yếu kém trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực lao động của nhà nước, là yếu tố trực tiếp gây nên thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và bất ổn xã hội. Và không chỉ là sự yếu kém về quản lý mà còn thể hiện sự tắc trách và vô trách nhiệm của nhà nước Cộng Sản đối với người lao động – nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia.

Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này liên quan mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Về chất lượng, nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: Trình độ sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất...; như vậy, quản lý tốt nguồn nhân lực giúp nắm được cung cầu và biến động của cung cầu lao động. Làm cơ sở để quyết định các chính sách cũng như quy hoạch, phân bố và sử dụng lao động một cách hợp lý.

Hiện nay ở Việt Nam, số lượng nguồn nhân lực tiếp tục gia tăng, đó là hệ quả của tăng dân số từ thời gian trước. Từ năm 1976, Việt Nam có hiện tượng bùng nổ số người trong độ tuổi lao động. Chúng ta có thể xem bảng thể hiện về số người trong độ tuổi lao động đưới đây:


Theo thống kê mới đây, thì năm 2009 Việt Nam có 43,8 triệu lao động, chiếm 66% tổng số người trong độ tuổi lao động. Như vậy có khoảng 35% số người trong độ tuổi lao động không có việc làm. Đây cũng chỉ là dựa trên con số thống kê không đáng tin cậy của nhà nước Việt Nam, vì rằng con số thất nghiệp trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều.

                          

Từng đoàn người thất nghiệp ở nông thôn vẫn lũ lượt kéo lên thành phố để kiếm việc làm, gây nên sự xáo trộn dân số và bất ổn xã hội nghiêm trọng. Tại đây, họ làm bất cứ công việc nặng nhọc nào có thể với đồng lương rẻ mạt. Một lần nữa họ lại bị bóc lột sức lao động thậm tệ mà không có cơ quan chức năng hay tổ chức xã hội nào bảo vệ. Những công việc mà người thất nghiệp phải làm là: Lái xe ôm, khuân vác thuê, phụ hồ xây dựng, phụ việc gia đình, bán hàng rong...; họ phải hàng ngày đối mặt với hiểm nguy về tai nạn lao động và sự dồn đuổi của công an.
                        
                     
            Nhiều khu công nghiệp ở ĐBSCL quy hoạch xong rồi... bỏ hoang mấy năm nay

Trong khi đó, những khoản tiền khổng lồ vẫn được nhà nước bỏ ra để xây dựng các khu công nghiệp. Nhiều khu công nghiệp trong số này xây dựng mãi mà vẫn không được hoàn thành, phải bỏ hoang cho cỏ mọc. Những người dân bị mất đất cho khu công nghiệp, nay thất nghiệp lại lang thang lên thành phố kiếm việc làm. Những khu công nghiệp vẫn mãi dở dang kia không đón họ vào làm việc để giải quyết nạn thất nghiệp hậu mất đất. Nhà nước đã lãng phí tiền của nhân dân cho những khu công nghiệp ma như vậy, gánh hàng rong lại oằn lưng người dân lao động trên những nẻo đường xa lạ.

                             
                                    Khu công nghiệp Bình Minh hoang phế nhiều năm nay.

Giải quyết việc làm cho người dân là trách nhiệm thuộc về nhà nước. Nhà nước phải đề ra kế hoạch hoá nguồn nhân lực, giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề việc làm cho những người trong độ tuổi lao động. Dựa trên các mức lao động và sản phẩm cần sản xuất mà đề ra kế hoạch nhu cầu việc làm, nhằm giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân.

Bên cạnh muôn vàn nghịch lý của xã hội Việt Nam, thì một nghịch lý nữa của vấn đề giải quyết nạn thất nghiệp vẫn luôn hiện hữu. Nhiều khu công nghiệp vẫn bị bỏ hoang và không hoạt động, trong khi đó người dân bị mất đất trở nên thất nghiệp và tự phải kiếm việc làm. Số phận người lao động trở nên nhỏ bé và bất an bởi guồng quay của công nghiệp hoá, cùng thái độ vô trách nhiệm của nhà nước. Cuộc sống của người dân lao động Việt Nam hiện nay đang trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét