Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Tiền đồng trở thành giấy lộn là cái chắc: Nhiều Ngân Hàng Ngập Nợ Xấu Mất Vốn, Sẽ Củng Cố, Sáp Nhập

    

 Ngành ngân hàng tại Việt Nam đang lộ ra nhiều bất trắc. Từ chuyện các ngân hàng báo cáo gian về tình hình lãi-lỗ, cho tới chuyện nợ xấu đang nhận chìm nhiều ngân hàng một cách báo động. Và nhiều ngân hàng đã mất sạch vốn, cần bị sáp nhập.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, nhiều ngân hàng báo cáo không trung thực lãi - lỗ. Báo này ghi rằng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa ký văn bản báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai (tháng 11-2011) và thứ ba (tháng 6-2012).

Trong đó, Ông Bình cho biết: Năm 2012 có 32 tổ chức tín dụng được thanh tra toàn diện. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần báo cáo có lãi nhưng qua thanh tra làm rõ thực tế bị lỗ, giảm vốn điều lệ, thậm chí không còn vốn điều lệ. Những ngân hàng được kể tên như Nam Việt, Tiên Phong, Đại Tín, Phương Tây, Dầu Khí Toàn Cầu, Nhà Hà Nội phải củng cố, chấn chỉnh, sáp nhập hợp nhất...

Trong khi đó, bản tin trên trang báo kinh doanh CafeF ghi theo thông tấn TTVN, nói về tình hình nợ xấu các ngân hàng cho biết có ngân hàng tăng đến hơn 50 lần số nợ có khả năng mất vốn so với cuối năm 2011 trong khi hầu hết các nhà băng lớn có khoản nợ nhóm này tăng gấp đôi.

Bản tin ghi rằng, đến thời điểm cuối tháng 10, nợ xấu của toàn hệ thống chiếm khoảng 8,8 – 10% trên tổng dư nợ và tốc độ tăng nợ xấu đã chậm lại kể từ sau tháng 6 cho tới nay. Cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu mới dừng ở mức 3,05%.

Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu của các nhà băng đều tăng trong 9 tháng qua. Nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như Vietcombank từ 2% lên 3,21%; của ACB từ 0,9% lên 2,1%; của Sacombank từ 0,57% lên 1,4%; của BaoVietBank từ 4,56% lên 6,13%; của NaviBank từ 2,92% lên 3,97%.

CafeF cũng nói:

“Theo báo cáo tài chính, hiện nay tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ cho vay khách hàng của BaoVietBank đang ở mức cao nhất với 2,93%, tiếp đến là của LienVietPostBank với 1,46%; của Vietcombank là 1,42%; của BIDV là 1,22%; của MB là 1,07%; của KienLongBank là 1,36%.

Nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng khác trong khi đó cũng xấp xỉ mức 1% trên dư nợ cho vay khách hàng như Vietinbank là 0,86%; của Techcombank 0,99%; của ACB là 0,81%; PGBank 0,83%...”

Bản tin nói, về con số cụ thể, ngân hàng BIDV có khoản nợ có khả năng mất vốn cao nhất, lên tới 3.984,4 tỷ đồng (191 triệu Mỹ Kim) tại thời điểm cuối tháng 9; của Vietcombank cũng hơn 3.200 tỷ (153,5 triệu Mỹ Kim); của Vietinbank là 2.578 tỷ đồng (124 triệu Mỹ Kim). Ngân hàng ACB hiện có 829,1 tỷ đồng (40 triệu Mỹ Kim) nợ có khả năng mất vốn; MB có 629,4 tỷ (30 triệu Mỹ Kim); Techcombank là 610,8 tỷ (29,3 triệu Mỹ Kim)…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét