Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Nhân Dân Là Tối Cao


Lưu Thế Vũ 

                           

Lâu lắm mới nghe những lời như thế, những lơì nói rằng nếu không có dân, các chính phủ đều sẽ sụp đổ.

Lời đó không phải từ dân bụi đời như tớ nói đâu. Đó là phát biểu của ông GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý.



Thế có nghĩa là ông muốn Đảng CSVN phải lùi ra để chỗ cho dân nắm quyền à? Một cách chính xác, đó chỉ là tình hình ông Hạnh  “trao đổi nhân việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.”

Bài báo trên tờ Tiền Phong có tựa đề “Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực,” đọc thì dân sẽ hài lòng, nhưng e rằng cũng chẳng tới đâu, vì có ai tự động mà buông bỏ quyền lực đâu.

Đặc biệt, trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong, ông Hạnh còn nói rằng chỉ có nhân dân mới “có quyền lựa chọn và quyết định hiến định những vấn đề quan trọng của đất nước, ví dụ chọn mô hình nhà nước, chọn chế độ chính trị, vấn đề sở hữu vv…”

Thế nghĩa là Đảng CSVN phải đi chỗ khác chơi à? Chưa, ông Giáo sư tiến sĩ này chưa dám nói thẳng như thế. Nhưng cũng dủ táo bạo rồi đấy.

Ông nói trên tờ Tiền Phong rằng:

“...Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, cả quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Không một ông vua, không một chính phủ nào có thể tồn tại nếu không có dân.

“Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”- triết lý này Nguyễn Trãi nói cách đây hơn 5 thế kỷ rồi. Việc lấy ý kiến về Hiến pháp làm tăng giá trị nhân dân, giá trị dân chủ và tính khả thi của Hiến pháp sau khi được ban hành...

Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.

Không ít người, kể cả đại biểu Quốc hội, nhiều chính khách cho rằng Quốc hội có quyền lựa chọn và quyết định hiến định những vấn đề quan trọng của đất nước, ví dụ chọn mô hình nhà nước, chọn chế độ chính trị, vấn đề sở hữu vv…

Tôi cho rằng hiểu như vậy chứng tỏ chưa hiểu bản chất của Hiến pháp. Chỉ có nhân dân mới có quyền lựa chọn và quyết định những điều đó. Chính vì thế, phúc quyết của nhân dân đối với bản Hiến pháp mới hay Hiến pháp sửa đổi phải được coi là quyền đương nhiên của nhân dân...”

Than ôi, ý dân là một chuyện, cái đảng này có nghe ai đâu.

Có hể tin rằng chuyện trưng cầu dân ý về thể chế chính trị chỉ là nằm mơ vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét