http://www.basam.info/2013/06/04/long-tin-chien-luoc/
Nguyễn Hữu Quý
Sau bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La 12, hôm 31/5, thì đã có rất nhiều bài viết xung quanh bài phát biểu này. Nhìn chung, phản ánh của dư luận (trong và ngoài nước) là khen nhiều hơn là chê. Riêng khái niệm “Niềm tin chiến lược”, nếu như trước khi trình bầy nội dung, Thủ tướng Dũng có giải thích đôi ba điều về khái niệm này, thì bài diễn văn của ông sẽ phần nào tránh được sự tranh luận không cần thiết trong mấy hôm nay; (đôi khi trong các văn bản ta hay thấy có phần gọi là “giải thích các từ ngữ” là vì vậy).
Trong bài viết của mình, tác giả Mai Xuân Dũng có đặt vấn đề về ý tưởng “Niềm tin chiến lược”, là do Thủ tướng khởi xướng, hay do Nhóm thư ký giúp việc muốn tạo ra “đột phá ngôn từ”?
Theo tôi nhận định, bài phát biểu của Thủ tướng Dũng mang tính tập thể rất cao (vì đây là văn bản đối ngoại thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam), vì vậy, ý tưởng này và toàn bộ bài viết (tất nhiên!) rõ ràng xuất phát từ Nhóm thư ký giúp việc (tất nhiên đã được Thủ tướng đồng ý trên quan điểm và sau đó chỉnh sửa hoàn thiện).
Ngoài ra, như mọi người đều biết, trong cơ chế “Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách” của đảng cộng sản, thì rất có thể bài viết đã được thảo luận không chỉ ở nhóm soạn thảo, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, mà còn có thể ở Bộ Chính trị nữa. Bởi vì, như mọi người đều nhận ra, bài phát biểu của Thủ tướng Dũng nặng về đối ngoại, trong đó có đoạn rất nhạy cảm, ám chỉ trực tiếp đến Trung Quốc. Rõ ràng, với một sự nhạy cảm như thế, thì không thể không có bàn bạc trong tập thể ở cấp cao nhất.
Nếu đã có sự bàn bạc ở Bộ Chính trị, thì qua bài phát biểu này, có thể dự đoán hai khả năng xẩy ra:
- Khả năng thứ nhất: Ông Nguyễn Tấn Dũng đã chọn thời điểm để thể hiện mình trước toàn dân, rằng, ông không phải là phe thân Trung Quốc, và những người thân Trung Quốc trong BCT buộc phải nhượng bộ ông, sau thế thượng phong ông đã dành được sau Hội nghị TW6+7.
Cũng theo khả năng này, thì ông Dũng cho thấy, ông đang và sẽ là người quyết định chính sách đối ngoại (đặc biệt đối với Trung Quốc) trong tương lai.
- Khả năng thứ hai: Có thể đây là “bài diễn” của tập thể Bộ Chính trị trước nhân dân, theo kiểu “nói vậy mà không phải vậy”, sau khi đã “xin ý kiến” Thiên triều (!?), Tuy nhiên, có vẻ như khả năng này là ít, bởi vì, diễn biến tại Hội nghị sau bài phát biểu của ông Dũng phần nào nói lên điều này (2 ý kiến hỏi xoáy của 2 đại diện Trung Quốc).
Ngoài ra, còn một diễn biến cũng rất đáng chú ý, đó là: Sau bài phát biểu của ông được đánh giá cao về mặt đối ngoại, thì việc bắt bớ và đàn áp đối với cuộc biểu tình hôm 02/6 tại trại Lộc Hà (chỉ sau đó vài hôm), đã làm phần nào lu mờ hình ảnh của ông về mặt đối nội. Tuy nhiên, rất có thể đây là cách trả đũa của phe thân Trung Quốc.
Trong bài viết của mình, tác giả Mai Xuân Dũng còn nói đến hành động “đi dây” của Đảng CSVN. Nhân việc này, tôi nhận định là: đây là thời kỳ khủng hoảng toàn diện của Đảng CSVN, sự khủng hoảng đó được thể hiện trên các mặt:
- Nhân dân đã hết tin Đảng và Đảng cũng không tin dân, và đang rất sợ dân (theo tác Mai Xuân Dũng là: Niềm tin của đại bộ phận nhân dân đối với đảng còn hay đã mất khỏi nói ai cũng biết);
- Đảng đang có nguy cơ tan rã từ bên trong do nạn tham nhũng và bè phái không kiểm soát được;
không chống tham nhũng được. (trót thành lập Ban nội chính rồi, nhưng ông Bá Thanh không vào được Bộ Chính trị, cho nên tiến thoái đều lưỡng nan).
- Đảng đang khủng hoảng về đường lối và đặc biệt là khủng hoảng lãnh đạo (người có uy tín trong Đảng thì nay có thể nói là không có).
- Tình hình kinh tế Đất nước đang trên đà suy sụp, thu không đủ chi, đặc biệt là tiền lãi và gốc vay bằng ngoại tệ đã đến kỳ phải đều đặn trả nợ nước ngoài.
- Phong trào đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân ngày một mạnh mẽ và trước sức ép của các nước và tổ chức Quốc tế buộc phải nhượng bộ từng bước và từng phần…
Rất có thể, khi sau lưng là tường, và không còn đường lùi, thì Đảng CSVN sẽ có sự thay đổi mang tính bước ngoặt và đột phá trong thời gian tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét