Hai Lúa
Góp ý sửa đổi hiến pháp. Gánh hát làng xã diễn trò dân chủ
Kính thưa ông Phan Trung Lý, UV Ban sửa đổi HP 1992, Ông cho phép tôi được hỏi, ông có bằng cấp cao nhất là gì? (cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ), chuyên ngành là gì? Trường lớp nào cấp bằng cho ông? Ai bầu ông ngồi vào vị trí là UV của ban sửa đổi hiến pháp 1992 đó? ông hiểu ngôn ngữ tiếng Việt tới mức nào?
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là một công dân VN, quốc tịch VN, khả năng nói, viết, hiểu tiếng Việt Nam ở mức thuần thục, đã từng đi dạy tiếng Việt cho người bạn Úc.
Tại sao tôi phải hỏi về khả năng tiếng Việt và trình độ văn hóa của ông? Vì tôi nghi ngờ rằng, chính ông không hề hiểu được hết ngôn từ, ý tứ của chính cái quy định tại điều 1 mà ông nêu ra.
Trích “Ý kiến đề nghị Ủy Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố dự thảo HP do ông và một số công dân soạn thảo là không đúng với quy định tại điều 1 của Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội “Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 đã được chỉnh lý, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu tại kỳ họp thứ 4 , Quốc hội khóa XIII do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố” ”
Theo tuyên bố của điều 1 mà ông trình bày, tôi hiểu vấn đề như sau: bản dự thảo hiến pháp mà Quốc hội đưa tới người dân đã được toàn thể quốc hội “chỉnh lý, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII”. Như thế sau khi QH chỉnh lý rồi, ĐB QH có ý kiến rồi mới gửi tới người dân và muốn nghe ý kiến của người dân về việc sửa đổi này. Có đúng thế không thưa ông? Vậy mà ông ra tuyên bố rằng “Ý kiến đề nghị Ủy Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố dự thảo HP do ông và một số công dân soạn thảo là KHÔNG ĐÚNG với quy định tại điều 1 “. KHÔNG ĐÚNG ở chỗ nào, thưa ông UV? Hay ý của ông là cái quyền cho ý kiến về bản sửa đổi cho là đặc quyền của ĐBQH thôi, vì ĐBQH là đại diện cho dân rồi? Nếu thế thì trưng cầu dân ý làm gì nữa vì ĐBQH đã cho ý kiến hết rồi cơ mà?
Tôi đã vào trang WEB mà các ông “bày mâm bàn” cho dân co ý kiến, thế nhưng ý kiến của tôi không hiển thị ra, có lẽ tôi nói các ông sẽ phủ nhận nhưng GS Đàm Thanh Sơn lên tiếng về việc các ông cắt xén ý kiến của GS Sơn thì sao? Người dân chúng tôi, dù không muốn cũng phải nghĩ rằng, ND Việt Nam đang bị Đảng CS lừa dối thông qua cái màn kịch “lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi HP”
Việc góp ý kiến, có thể là đồng tình hay không đồng tình,; không đồng tình ở mục a, mục b, hoặc phản đối toàn bộ, viết lại cho nó rành rẽ hơn, chặt chẽ logic hơn. Nếu góp ý chỉ là tán thành thì đó phải gọi là “vuốt đuôi”. Ông đã bao giờ làm nghiên cứu khoa học chưa? chắn là phải có vì ít nhất cử nhân tốt nghiệp đại học cũng phải làm luận văn. Sự góp ý của người phản biện là, họ có thể đồng ý hoặc không đồng ý cho ông tốt nghiệp với thang điểm mà họ chấm từ 0-10. Không có một đạo luật nào bắt người góp ý phải đồng tình với một vấn đề nào đó khi yêu cầu người ta “góp ý”.
Với văn bản trả lời hết sức mâu thuẫn, câu từ vòng vo của ông (hay thư ký của ông) tôi nghĩ, ông đã ngồi nhầm chỗ chăng? Một bản hiến pháp dân chủ, công bằng, văn minh, phù hợp với tiến bộ của lòai người, của nhân loại về nhân quyền cho nhân dân VN vô cùng quan trọng (mà VN đã tham gia bản ký kết về HP Liên Hiệp Quốc), tại sao một kẻ yếu kém về ngôn ngữ mẹ đẻ như ông lại là thành viên của ban sửa đổi này? Ông không hiểu hay cố tình không hiểu? Hay các ông nghĩ, người dân chúng tôi dốt nát đến mức không hiểu được sự lập lờ trong câu chữ mà các ông dùng?
HP Việt Nam là của ND Việt Nam, chính nhân dân là người có quyền lực cao nhất quy định cho ai lãnh đạo mình, quy định bản hiến pháp của mình. Vị trí mà các ông có phải do nhân dân bầu chọn. Có lẽ từ rất lâu nay rồi những kẻ tự nhận mình là đại diện của người dân chúng tôi nhưng không phải do chúng tôi bầu ra- như ông- nên mới có những kẻ yếu kém, dốt nát cả về ngôn ngữ tiếng Việt làm đại diện cho chúng tôi. Đó chính là điều sỉ nhục, là nỗi bất hạnh cho nhân dân VN, là lý do VN không thể thực sự “công bằng, dân chủ văn minh”, mãi là một nước nghèo hèn, “dân không giàu, nước không mạnh”
Và vị trí mà ông đang ngồi cũng là một điều sỉ nhục của nhân dân chúng tôi, một kẻ dốt nát, kém tấm nhưng có quyền ra quyết định.
Tôi tin rằng, lịch sử về sửa đổi HP Việt Nam sẽ phải lưu tên và chữ ký của ông kèm trong bản trả lời này như một trò hề, một điều bất hạnh góp phần kéo ngược sự tiến bộ của đất nước.
Chào ông.
Hai Lúa Nghệ An
Chào ông Hai Lúa Nghệ An,
Trả lờiXóaTôi là một trong nhiều người có hiểu chút ít về chính trị. Tuy vậy tôi thấy việc góp ý vào việc sửa đồi Hiến Pháp là rất khó. Tôi chưa biết việc viết của tôi có đủ mạch lạc để ngưới xem hiều đúng hay không. Vậy mà tất cả những người trong xóm tôi nhận về Bản Hiên Pháp vừa phát ra có 1 ngày là tất cả đã nộp lên. Tôi nói Tổ Trưởng là tôi chưa đọc xong thì Tổ Trưởng tôi noi":Có gì phải suy nghĩ đâu, ký "đồng ý" là xong. Tôi hiểu ý là rằng: Chỉ là "hình thức" thôi. Ở đây họ chỉ cần hình thức và số phần trăm người ký đồng ý là "đạt". Như vậy là nhà nước muốn tất cả ký tên "đồng ý" một cách "tùy tiện" như người Việt Nam mỗi lần đi đổ rác à? Ít nhất phải có hướng dẫn vào phấn ký tên đầu tiên (vì số lượng này là 90%): những người không quan tâm chính trị vì từ lâu họ đã quen với việc không được tham gia chính trị, nói cách khác là chỉ được tham gia trên hình thức mà thôi. Những người trình độ mù chữ hoặc trên mù chữ. Những người lo thân không xong thì chính trị là "xa xỉ". Những người hiểu chút ít về chính trị nhưng chưa am hiểu đủ để góp ý vào hiến pháp vì góp ý Hiến Pháp thuộc lãnh vực rất chuyên môn, đầy lý luận và lô-gíc. Những người am hiểu chính trị nhưng sợ va chạm ảnh hưởng danh tiếng hoặc công việc của họ. Còn lại phần đồng ý và không đồng ý chỉ chiếm 10%. Giờ thì đa số những người mà tôi nêu trên đều ký cả vào mục "đồng ý" vì chẳng hiểu gì hoặc hiểu sai thì phần đồng ý có vài phần trăm cộng "khống" 90% nữa thì ra bao nhiêu? Tóm lại Văn Bản Góp Ý toàn dân về Hiến Pháp là một việc làm phí tiền chỉ để mua hình thức.