Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

SỰ NHẦM LẪN CHẾT NGƯỜI VỀ “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”


Võ Hưng Thanh


                                
                                 


Đã từ rất lâu trong thời kỳ cận đại của xã hội loài người quan niệm về chủ nghĩa xã hội đã bị nhầm lẫn, bóp méo, xuyên tạc, phản bội một cách đầy nguy hiểm và tai hại mà rất nhiều người không biết hoặc không để ý


Người ta cứ nghĩ “chủ nghĩa xã hội” là cái gì đó ngược lại với “chủ nghĩa tư bản” thế thôi. Nghĩ như vậy thật sự hàm hồ, vu vơ, thậm chí sai lầm từ căn bản. Bởi “chủ nghĩa” đúng ra chỉ là một danh từ, một tên gọi bề ngoài. Cái chính yếu chính là cái ý thức, cái tinh thần bên trong của cá nhân khi sử dụng những danh từ hay tên gọi bề ngoài đó.

Thế nên ý niệm “chủ nghĩa xã hội” chân chính, đúng đắn, đúng nghĩa, không gì khác hơn chính là ở nơi tinh thần, ý thức, mục đích của mỗi cá nhân con người được hàm chứa trong danh từ, ý nghĩa, tên gọi, hay khái niệm liên quan đó. Chủ nghĩa xã hội như vậy không gì khác hơn là tinh thần, ý thức xã hội mà mọi cá nhân đều có thể có. Nói cách khác hơn hay cụ thể hơn, từ ngữ “chủ nghĩa” chỉ nhằm để nói lên một quan niệm sống, một quan điểm nhận thức và hành động trong cuộc đời, một ý hướng hay định hướng hoạt động thường xuyên trong đời sống thực tế được mỗi cá nhân nào đó lựa chọn, theo đuổi, gắn bó, đề cao hoặc quan tâm, mà ngoài ra không là gì khác.

Như vậy việc nổ lực tổ chức toàn thể xã hội thành một hệ thống toàn diện, chặt chẽ theo kiểu toàn trị, độc đoán, công thức cứng nhắc, chủ quan, nghiệt ngã, vô ích và không có giá trị, ý nghĩa thực chất, để coi đó là “chủ nghĩa xã hội” thì thật sự lệch lạc, sai trái, nhầm lẫn, quái gỡ mà từ lâu nay từng có rất nhiều người nhầm lẫn. Đó chính là lấy cái hình thức rỗng tuếch, giả dối bề ngoài để thay thế cho cái thực chất, ý nghĩa hay giá trị đích thực bên trong. Bởi vì trong hệ thống nghiệt ngã, giả tạo đó, không ai vì mọi người hay mọi người cũng chẳng vì ai hết mà tất cả mỗi cá nhân đều chỉ vì mình, đều nhằm sống cho chính mình một cách ích kỷ, bất chấp người khác, bất chấp xã hội hay mọi người cho dù có thấy đó là điều chính đáng, cần thiết, thì đó chính là phản xã hội, phản tinh thần, ý thức xã hội hay cộng đồng một cách đích thực nhất.

Chính chủ trương do Các Mác đưa ra cách đây đúng một thế kỷ rưởi là đầu mối cho tất cả mọi sự nhầm lẫn này. Bởi vì ông ta quan niệm “chủ nghĩa xã hội” nhất thiết phải là kiểu làm ăn tập thể, nền kinh tế tập thể, một xã hội hoàn toàn tập thể, được tổ chức trong hướng tập trung toàn diện, theo kiểu độc đoán, chuyên chính, mà mỗi cá nhân chỉ còn là một con số trừu tượng trong cái tổ hợp số khổng lồ, hoàn toàn vô danh nhưng lại hoàn toàn khống chế toàn thể một cách mạnh mẽ thế thôi. Chính vì vậy mà hồi Nhà nước Liên Xô trước kia chưa sụp đổ, tan rã, chính Tổng bí thư của đảng CS Nga sô viết cũng là người nắm toàn quyền cao nhất trong cả khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu khi nó chưa giải thể. Nói cách khác, chính Bộ Chính trị (Politburo) là ông Vua tập thể của toàn xã hội, và bất kỳ điều gì mà chính nơi này muốn đều được mệnh danh hay gọi là “chủ nghĩa xã hội” mà không bất kỳ một cá nhân nào khác trong xã hội đó được quan niệm hay được nói ngược lại.

Bởi vậy, từ ý nghĩa ban đầu “chủ nghĩa xã hội” như là một ý thức tốt đẹp, một quan niệm sống, một tinh thần cộng đồng đúng nghĩa trên nền tảng và chiều hướng “cá nhân vì cộng đồng và ngược lại”, “mỗi người vì xã hội và ngược lại”, thì nó lại biến thành những khẩu hiệu suông, hoàn toàn hình thức “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” mà thực tế lại không có thực chất. Bởi vì mỗi người đều sợ hãi mọi người, nên thực tế không ai vì ai cả mà đều chỉ có ích nhằm lo riêng cho sự an toàn hay tém vén bằng mọi cách quyền lợi riêng cho bản thân mình, còn ai mặc ai hay toàn xã hội có ra sao cũng thay kệ, trở nên hoàn toàn thụ động, bế tắt, tiêu cực, không còn có lý tưởng hay mục tiêu biết tranh đấu cho công lý, cho sự thật, cũng như cho mọi nhu cầu tiến bộ và công bằng xã hội gì hết cả. Đó sự khác nhau giữa tinh thần, ý thức, chủ nghĩa xã hội đích thực, chân chính, tự nguyện, vô tư, hồn nhiên, trong sáng, tự phát, và “chủ nghĩa xã hội” hay “xã hội chủ nghĩa” hoàn toàn được tổ chức một cách hình thức, nghiệt ngã và cũng hoàn toàn giả tạo, không có thực chất, không có nội dung hay ý nghĩa xã hội khách quan và đích thực, quả chính là như thế.

Cho nên chủ nghĩa xã hội thật sự và đúng nghĩa chỉ có thể có khi phần lớn con người đều có tinh thần và ý thức thiện nguyện vì người khác, vì cộng đồng hay vì toàn xã hội. Nền tảng và tính chất của xã hội đó phải là nền tảng tự do dân chủ hoàn toàn đúng nghĩa thật sự mà không phải chiêu bài của sự toàn trị và hệ thống tuyên truyền đầy tính giả tạo và giả dối. Trong quan niệm hay quan điểm “chủ nghĩa xã hội” đích thực, cá nhân sẳn sàng hi sinh mọi quyền lợi riêng cho công ích nếu thấy thật sự cần thiết. Do đó họ dám nói, dám làm những gì xét thấy thật sự có ích cho người khác, cho cộng đồng, cho xã hội mà hoàn toàn không ngần ngại những mất mát gì. Đó thật sự là những con người vị tha trong một xã hội vị tha. Một xã hội như thế không cần gì phải tổ chức chặt chẽ, toàn diện từ A tới Z theo kiểu nô lệ, biến mọi cá nhân thành những công cụ, những con rối cho một người hay chỉ cho một nhóm người nhỏ bé nào đó điều khiển nhân danh toàn thể xã hội. Đó chỉ là kiểu phản con người, phản nhân bản, phản xã hội trong thực tế. Khi đó mỗi người thực chất đều theo chủ nghĩa “Mackeno”, tức chủ nghĩa mặc kệ nó một cách hèn kém, ích kỷ, tiêu cực, thụ động, khiếp nhược, tuyệt đối chỉ sợ hãi điều nguy hiểm bản thân và quyền lực phi nhân bản, thì thử hỏi có còn đâu là “chủ nghĩa xã hội” hoàn toàn khách quan, tự nhiên, cao đẹp, chính đáng, thậm chí hoàn toàn cao đẹp, cần thiết trong lịch sử và trong xã hội thực tế của loài người nữa.

12 nhận xét:

  1. "Chủ nghĩa xã hội như vậy không gì khác hơn là tinh thần, ý thức xã hội mà mọi cá nhân đều có thể có". chỉ có chủ nghĩa tư bản hình thức đa đảng ở các nước tư bản mới khiến cho xã hội này không còn dân chủ mang tính các tổ chức lợi ích cá nhân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. de tim hieu them ve cnxh moi cac ban ghe tham trang https://www.facebook.com/CnxhSuThat
      xin cam on

      Xóa
  2. Xuất phát từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, Bác đã tìm thấy trong lý luận của Lênin nhiều câu trả lời cho cách mạng Việt Nam. Trong những điều kiện lịch sử mới, Lênin đã phát triển luận chứng mới về cách mạng đó là: Một số nước có thể đi lên xây dựng CNXH mà bỏ qua chế độ TBCN. Điều này đã được thực tiễn chứng minh.
    + Ngoài ra Bác đến với CNXH là do nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để. Xuất phát từ phương diện đạo đức, dưới chế độ này sự công hữu tư liệu sản xuất đối lập với sự tư hữu, nguồn gốc của mọi vi phạm đạo đức.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGUYỄN DU NÓI VỀ CON ĐƯỜNG CNXH TẠI VN TRONG TRUYỆN KIỀU:
      MA ĐƯA LỐI QUỶ DẪN ĐƯỜNG,
      LẠI TÌM LẤY CHỐN ĐOẠN TRƯỜNG MÀ ĐI

      Xóa
  3. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân” và bài học “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

    Trả lờiXóa
  4. Đảng ta không chỉ là Đảng của giai cấp mà còn là Đảng của dân tộc, nên việc chỉnh đốn Đảng không chỉ là công việc của Đảng, mà là của cả dân tộc. Niềm tin của dân không thể áp đặt và bắt buộc, niềm tin của nhân dân đang đạt hoàn toàn vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam. và theo tôi thấy đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn

    Trả lờiXóa
  5. tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một bộ phận hết sức quan trọng. Hiện nay bọn phản động rất là mưu mô thủ đoạn chúng dùng đủ mọi cách để chống phá, phá hoại nhà nước ta. Chính vì thế mọi người nên thận trọng không để cho bọn chúng có thể lợi dụng phục vụ cho những hoạt động sai trái của bọn chúng.

    Trả lờiXóa
  6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”. Bởi chỉ có gắn bó mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản phù hợp với xu thế phát triển của thời đại thì mới huy động được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại,

    Trả lờiXóa
  7. đất nước qua bao nhiêu thế hệ đều gắn với các chế độ của nó. Nếu ai có ý kiến phản đối thì hãy nêu thử 1 nước không mang ý thức hệ xem. Riêng chủ nghĩa tư bản thì quân đội cũng còn gắn với chế độ của nó nữa là.

    Trả lờiXóa
  8. chủ nghĩa xã hội là con đường mà đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, chính vì con đường chính xác đó mà dân ta đang có một cuộc sống bình yên hạnh phúc, tư bản chủ nghĩa không ngừng xuất hiện những ý định lật đổ chế độ chủ nghĩa xã hội để độc quyền

    Trả lờiXóa
  9. chế độ xã hội chủ nghĩa là đi liền với nước ta từ lâu rồi. chỉ có những ke không học thức hay nhũng kẻ phá hoại thì mới luôn miệng ca ngợi chủ nghĩa tư bản và chê bai chủ nghĩa xã hội mà thôi. nước ta mà không đi lên chế độ chủ nghĩa xã hội thì không biết giờ sẽ như thế nào rồi

    Trả lờiXóa
  10. Dịt mẹ những thằng phản động chó chết!

    Trả lờiXóa