Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Đất nước mà luật pháp như vậy thì có còn là đất nước nữa không?

Cù lần lửa 




Em chẳng biết chủ nghĩa chủ nghĩ gì cả nhưng trong thực tiễn nó là như thế này nè các bác:


- Thứ 1: Nếu ta theo đuổi chủ trương bạo lực thì ta là kẻ sẽ chịu đau khổ vì khi ta làm cho người khác đau khổ thì họ, anh em họ, bạn bè họ, họ hàng của họ, bố mẹ họ, bản thân họ… có căm thù ta không, có hành động tấn công lại ta không??? và ta có an toàn không khi ta đi đâu cũng chủ trương bạo lực (Qui luật Nhân quả đó các vị).



- Thứ 2 : Nếu xét cho cùng con người ai cũng phải nghĩ đến bản thân mình trước tiên (đó là chủ nghĩa cá nhân ) vì sao ư ?? vì tôi không làm ác, không hại mọi người là vì tôi biết nếu làm ác hại mọi người thì mọi người sẽ quay lại hại tôi, cô lập tôi. Tôi theo tôn giáo này, tôn giáo kia hay chủ nghĩa này chủ nghia kia cũng mong sao tôi đc hạnh phúc- gia đỉnh CỦA tôi đc hạnh phúc hay đất nước CỦA tôi đc hạnh phúc… (đó chính là cái ta, cái của ta)- Chính Đạo Phật 1 tôn giáo nói vô ngã nhưng 1 thiền sư nổi tiếng đã nói rằng: nếu không có cái ta thì ai giải thoát ? ai nhập Niết Bàn ? chẳng qua ý ngài rằng: có cái ta nhưng chỉ bậc tu hành giải thoát mới hiểu đc cái ta chân chính ko sai lệch.


-Thứ 3 : Trong đời thường (trừ tôn giáo) thì luôn luôn có trạng thái sở hữu tư nhân đó là Tư Hữu ( tư hữu là 1 thuộc tính của người bình thường), kể cả khi chúng ta dùng bạo lực ép buộc mọi người sở hữu chung về tài sản thì vẫn có tư hữu vì sao ?


Vì có sở hữu chung là phải có sở hữu riêng tức là tư hữu ( có chung thì có cái riêng xuất hiện ngay, ví dụ như có bên phải thì ngay tai đó có 1 thứ gọi là bên trái)… vậy chúng ta không thể nào xóa bỏ tư hữu thì chúng ta có xóa bỏ đc Chủ nghĩa tư bản không ???



Sự thật các nhà lý luận chủ nghĩa Mác- Lê nin thì đọc không hết sách của Mác – Lê nin nên hiểu vấn đề thường mơ hồ, không đế nơi đến chốn:

Ngay Đảng trưởng là trưởng ban lý luận TW, rồi Hiệu trưởng trường Đảng số một của Đảng, Nhưng hiểu biết về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin là rất sơ sài ngay cả các nguyên lý cơ bản cũng không nhớ:


- Cứ khăng khăng giữ điều 4 là sai phép biện chứng không hiểu qui luật mâu thuẫn. Chưa nói đến giữ điều 4 là khôi phục chế độ phong kiến.


- Công khai dân chủ là cơ sở bảo tồn chế độ; Thế nhưng báo chí bưng bít sự thật, ai nói thẳng nói thật với ý thức xây dựng rất tôt cho Đảng cho Đất nước thì vu oan là chống nhà nước rồi bắt tù oan như : TS Họ Cù, Điếu cày, Tạ phong Tân, Chị Nghiêm, các cháu như Huỳnh thục vi, cháu Hạnh, Phương Uyên …


Đất nước mà luật pháp như vậy thì có còn là đất nước nữa không?


Chưa nói Chủ nghĩa Cộng sản thế giới tiến bộ đã thấy rõ cái lệch lạc trong cách đặt vấn đề của Mác là không tưởng, và rất nguy hiểm cho loài người: Vì lấy bạo lực làm động lực phát triển – chứ không dựa vào tiềm năng của người dân để phát triển. Cho nên dẫn đến suy thoái và suy vong.



Nói tóm lại, C Mác Ăng ghen vào cuối đời đã mất ‘định hướng Xã hội chủ nghĩa , thật là sai lầm nghiêm trọng. Mặc kệ họ, đảng ta vẫn cứ kiên định ‘định hướng Xã hội chủ nghĩa , chứ không mất lập trường như các ông ấy. Cách mạng mất các ông râu xồm nhưng chưa mất lực lượng ‘còn đảng còn mình’ thì sợ  đ....
ế...c....h ...gì ???



10 nhận xét:

  1. cơ sở vận dụng ko ngừng về thời kì quá độ lên CNXH của CN M-L và xuất phát từ đặc điểm, tình hình thực tế của VN, HCM khẳng định, con đường cm VN là tiến hành GPDT, hoàn thành cm dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH. Như vậy quan điểm của HCM về thời kì quá độ lên CNXH là quan điểm về 1 hình thái quá độ gián tiếp cụ thể- qua độ từ một XH thuộc địa nửa công nghiệp, lạc hậu đi lên cnXH. Chính nội dung cụ thể này, HCM đã cụ thể hóa và làm phong phú thêm cho lý luận M-L về thời kì quá độ lên CNXH.

    Trả lờiXóa
  2. CNXH đối lập xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân. Trái lại, đề cao cá nhân phát huy mọi khả năng để xây dựng xã hội. CNXH tạo ra sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội.bản chất của CNXH như là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống, hiện đại, dân tộc và quốc tế, kinh tế. chính trị, đạo đức và văn hóa.

    Trả lờiXóa
  3. "Vì lấy bạo lực làm động lực phát triển – chứ không dựa vào tiềm năng của người dân để phát triển. Cho nên dẫn đến suy thoái và suy vong". nhận định này của tác giả cho tôi thấy tác giả là một người kiến thức nông cạn và không hiểu gì hết về chủ nghĩa xã hội.

    Trả lờiXóa
  4. Đảng đang có những biểu hiện suy thoái nhất là tham nhũng cậy chức cậy quyền đang xuất hiện nhiều trong xã hội ta . nhưng điều đó không có nghĩa là chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sai trái.

    Trả lờiXóa
  5. vượt qua mọi khó khăn thử thách để cùng nhau xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, nhân dân ta ngày càng ấm no hạnh phúc.Dân ta cần cù chịu khó lao động, do vậy bản tính vô cực quật cường, ko khuất phục trước bất kì một kẻ thù nào. Hãy có cái nhìn tươi sáng hơn nữa. Chúng ta sẽ có một cuộc sống thật tươi mát. Không nên để bọn này xúi dục sai trái

    Trả lờiXóa
  6. tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội đã kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin vào thực tiễn đất nước ta. Xã hội chủ nghĩa – xã hội mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là một xã hội nhân đạo vì con người, tất cả hạnh phúc của nhân dân, xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, bất công giữa người với người. Tất cả vì độc lập vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành kim chỉ nam cho hành động của chúng ta để hoàn thành sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay.

    Trả lờiXóa
  7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng dân tộc, dân chủ, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đã được chính thức khẳng định trong Cương lĩnh đầu tiên năm 1930 của Đảng ta: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Tư tưởng của Người đã đặt nền móng cho việc hình thành đường lối, tạo nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua

    Trả lờiXóa
  8. Một đất nước luôn có một chế độ xã hội gắn liền và bảo vệ đất nước đồng nghĩa với việc bảo vệ sự tồn vong của chế độ. Nước ta gắn liền với chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng chính là đại diện cho chế độ của đất nước. Sự tồn vong của Đảng quyết định đến con đường phát triển của đất nước ta.

    Trả lờiXóa
  9. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, nhất tề đứng dậy, tiến hành thắng lợi tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám (1945), phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân, phong kiến lập ra Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước ta - kỷ nguyên độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

    Trả lờiXóa
  10. Chế độ xã hội chủ nghĩa là ưu việt đối với đất nước ta rồi. Một đất nước trải qua 2 cuộc kháng chiến khốc liệt với nhiều đau thương, tổn thất mà có thể phát triển được như ngày hôm nay là do đâu? con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là quá chính xác rồi

    Trả lờiXóa