Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Thảo dân: Góp ý kiến cho bản dự thảo HP 1992

Thảo dân

                   



Kính thưa các bác cư dân mạng!

Vẫn biết đóng góp ý kiến cho bả dự thảo hiến pháp 1992(DTHP) là một chuyện “đội đá vá trời” quá sức đối với Thảo Dân.Hơn nữa lại còn lo bị theo dõi , bị quy kết ” thoái hóa” ,”biến chất”, ” “phản động” v.v .Mà không đóng góp thì không được (trưởng thôn cứ thúc bách hoài).Sau mấy đêm suy nghĩ , thảo dân đánh bạo viết một bản góp ý . Các bác sửa giùm để khi gửi đi không bị quy kết là “phản động” , mất sổ hưu là gay lắm.Dưới đây là bản dự thảo của bản đóng góp ý kiến cho bản dự thảo HP 1992 :

Nội dung góp ý :

– Đồng ý với toàn văn Dự thảo Hiến pháp 1992 (Xin ghi rõ hai chữ “đồng ý”) Người dân ghi rõ: KHÔNG ĐỒNG Ý

– Đồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo Hiến pháp 1992 và có ý kiến góp ý, đề nghị sửa đổi bổ sung ở những Chương, Điều, Khoản hoặc từ ngữ cụ thể”, người dân ghi rõ: KHÔNG ĐỒNG Ý

1.Vấn đề vai trò của Đảng , Quốc hôi, Nhân dân : Có mâu thuẫn giữa điều 2 ,điều 74 và điều 4.

Tại điều 2 DTHP : “…Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân …”

Tại điều 4 DTHP : “Đảng CSVN … là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”

Tại điều 74 DTHP có viết : “QH là cơ quan quyền lực cao nhât…..”

Như vậy không rõ ở đây chủ thể nào có “quyền lực cao nhât” lãnh đạo đất nước VN . Đảng hay quốc hội !.Một số ý kiến cho rằng : “ Nên bỏ điều 4”! . Theo tôi không nên . Trên TV , báo chí của Đảng các “GS” , “TS” của Đảng đã “ phân tích” , “lý luận “ về vai trò của Đảng quá nhiều rồi , thiết nghĩ không cần phân tích thêm tính “đặc thù” chỉ có ở VN.Thực tế ở VN cho thấy “Đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để” .Các cơ quan nhà nước , quốc hội đều hình thành từ các nghị quyết của Đảng theo quy trình : ”ĐẠI HỘI ĐẢNG –> QUỐC HÔI –> CHÍNH PHỦ” . Đảng sắp xếp, cử ra nhân sự , dân “bầu” theo nguyên tắc “Đảng cử , dân bầu”, “ Ý Đảng , lòng dân”.Như vậy Đảng là “người có quyền lực cao nhất”. Theo những lý luận của các GS_TS đáng kính và thực tế VN hiện nay tôi đề nghị thêm cụm từ “Đảng CSVN là cơ quan quyền lực cao nhât” vào điều 4 DTHP . Bỏ câu “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân …” ở điều 2 .Ở điều 74 bỏ cụm từ “ Quốc hội là cơ quan quyền lực NN cao nhất ”.Như vậy mới thể hiện hết “vai trò lãnh đạo của Đảng” lại không bị conflict quyền lực.

2. Vai trò của quân đội : Khẩu hiêu :” QUÂN ĐỘI TA TRUNG VỚI NƯỚC HIẾU VỚI DÂN , NHIỆM VỤ NÀO CŨNG HOÀN THÀNH , KẺ THÙ NÀO CŨNG ĐÁNH THĂNG” đã được Bác Hồ lần đầu tiên trao cho QĐNDVN năm 1946 khi người nói chuyên với học viên trường võ bị TRẦN QUỐC TUẤN.Trong sách “Những chàng“Vệ Trọc” năm xưa”, do Ban liên lạc Hoc viên Trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn ( khu vực Hải Phòng) biên soạn, NXB Hải Phòng in năm 2008, kể lại giờ phút thiêng liêng đó như sau : Từ trên lễ đài, Bác xuống sân, đi thẳng đến bộ phận danh dự. Đồng chí Phan Phác cầm cờ theo sau Bác. Bác dừng lại ở giữa hàng, đón lấy là cờ từ tay đồng chí Phác, trao cho học viên đứng giữa, đó là đồng chí Bùi Minh Trân, quê ở Nam Bộ được cử ra học, đã vinh dự thay mặt toàn thể học viên Võ bị khóa I đón nhận lá cờ Bác trao, gương cao lá cờ đỏ thêu những chữ vàng :” Tặng Trường Vĩ bị Trần Quốc Tuấn – Trung với nước. Hiếu với dân” ( 1946)”. Quân nhạc dưới sự chỉ huy của đồng chí Đinh Ngọc Liên cử bài “Tiến quân ca”… ( Sau đó ) Bác trở về lễ đài , đứng trước micro người căn dặn :” Trung với nước. Hiếu với dân “ là bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta. “Trung với nước, Hiếu với dân” là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết…( tr 11-12, Những chàng Vệ Trọc năm xưa, tập 2).

Trong sách “ Hồ Chí Minh, 474 ngày đọc lập đầu tiên” XB Thanh Niên của Đỗ Hoàng Linh, cũng viết :” 6 giờ ( Tháng 5 ngày 26, năm 1946), Chủ tịch Hồ Chi Minh cùng Bộ trưởng Quóc phòng Phan Anh, Chủ tịch Quân ủy hội Võ Nguyên Giáp và nhiều cán bộ quân sự cấp cao rời Hà Nội đi dự Lễ khai giảng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn tại Sơn Tây. Sau khi tặng nhà trường lá cờ “Trung với nước, Hiếu với dân”, Người căn dặn:” Trung với nước, hiếu với dân là bổn phận thiêng liêng, là mục đích của anh em, một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta”. ( tr. 145) .Và còn trong rất nhiều tài liệu khác minh chứng cho điều này.

Như vậy đã rõ , câu nói trên của bác Hồ đã đúc kết đầy đủ những tinh hoa nói lên bản chất của anh bộ đội : “TỪ NHÂN DÂN MÀ RA” ,” VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH” ,” VÌ NHÂN DÂN HY SINH”,”VI NHÂN DÂN MÀ CHIẾN ĐẤU” . Tên của đội quân “ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN “ đã đi vào tâm thức , là niềm tự hào của bao thế hệ là sức mạnh làm nên chiến thắng.

Khẩu hiệu “ Trung với Đảng” tôi được nghe vào năm 1967 nhân dịp đi qua Trung quốc . Lúc đó đang cao trào của CMVH . Phe Mao trạch Đông trương khẩu hiêu “ Quân đôi trung với đảng …“ để dùng quân đội đè bẹp phe Lâm Bưu ( lúc đó là BTQP).Không dám khẳng định câu “ Trung với Đảng , hiếu với dân” có nguồn gốc từ sự kiện trên song cho đến nay không thấy có bất cứ tài liệu hay văn kiện chính thức chỉnh sửa câu nói của Bác.Thâm chí trong hiến pháp 1992 cũng không có câu này (Đ.45 HP 1992).Vì vậy việc sửa đổi điều 45 HP1992 thành điều 70HPSD 1992 có vẻ không hợp tình , hợp lý. Không ai phủ nhận quyền lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội NDVN song phải hiểu đó là quyền do nhân dân trao phó . Nhân dân trao quyền lãnh đạo quân đội cho Đảng là để bảo vệ tổ quốc , bảo vệ nhân dân .Đảng cũng từ nhân dân mà ra , được nhân dân che chở , dùm bọc nuôi nấng , bảo vệ .Chính Đảng cũng phải răn dạy quân đội “ Trung với nước , hiếu với dân” . Thế mà nay trong DTHP 1992 lại ghi “ Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng , tổ quốc , nhân dân…” là rất không ổn . NHÂN DÂN , TỔ QUỐC phảỉ là những thành tố đầu tiên trong cụm từ trên . Có người lý luận “ Nói đến Đảng tức là hàm ý có nhân dân trong đó” . Thật là hàm hồ và phản khoa học . Nhân dân là “tập lớn” bao hàm “tập nhỏ” là Đảng. Nếu Đảng ở “trong lòng nhân dân” thì khi nói đến nhân dân sẽ có chỗ cho đảng . Ngược lại , đảng không bao giờ là nhân dân được.

Thực tế trên thế giới cho thấy một đội quân chỉ trung thành với một nhóm lợi ích , một tập đoàn quyền lực thì sẽ chỉ là đội quân đánh thuê , phi chính trị , phi lý tưởng mà thôi.

3. Về cấu trúc và văn phong của BDTHP 1992 :

- Dự thảo còn chắp vá, nhiều chỗ quá chi tiết, nhưng lại sót nhiều vấn đề quan trọng (vì không xuất phát từ quan điểm chủ quyền của nhân dân là tối thượng nên khó có thể kiểm soát quyền lực, quyền tư pháp rất mơ hồ, vân vân…), thiếu các cơ chế kiểm soát quyền lực dẫn đến lợi ích nhóm , tham nhũng ,bè phái. BDTHP 1992 chưa tương xứng với một bản “HIẾN PHÁP”.

- Có nhiều chỗ là văn nghị quyết – ngay từ lời nói đầu; có nhiều điều mang cách hành văn không thống nhất là dạng văn kiện hiến pháp.

- Một số điều không gắn kết với nhau theo một logic chung , còn nhiều mâu thuẫn.

- Nhiều chỗ không phân biệt được “hiến pháp” với tư cách là “đạo luật gốc” với pháp luật – văn bản luật cụ thể hóa HP. Vì vậy có một số điều trong DTHP lấn sang lĩnh vực của các luật cụ thể dưới hiến pháp, hoặc thuộc lĩnh vực các chủ trương chính sách;

- Còn sử dụng tùy tiện các khái niệm “HIẾN PHÁP” ,” PHÁP LUẬT” ví dụ như cụm từ : Theo hiến pháp và pháp luật “(Đ 51). “ Hiến pháp bản thân nó đã là văn bản luật gốc , pháp luật là văn bản luật cụ thể hóa hiến pháp .Nếu để hai khai niệm này ngang nhau thì sẽ dẫn đế “Hiến pháp cho phép” , “ Pháp luật cấm” chẳng ai chịu ai như trên thực tế đã xảy ra.

4. Vì Bản dự thảo hiến pháp 1992 có nhiều sai sót nên tôi không thể đồng ý.

Địa chỉ liên hệ : Người góp ý

Điện thoại

Ghi chú : Vì không đủ kiên nhẫn đọc hết BDTHP , trong bản nhận xét có sử dụng một số ý của bác Nguyễn Trung (Đừng bỏ lỡ cơ hội…) và một số tư liệu của bác Ngô Minh . Xin cám ơn các bác.

Thảo Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét