Các thành viên Hội đồng sáng lập của ACB |
- Sau vụ Dương Chí Dũng, nhân dân và toàn ngành kiểm sát, công an, tòa án đang mong chờ phát đạn thứ 2 đã lên nòng nhắm vào “đại án” liên quan đến Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn, thì bất ngờ, ngày 12/12/2013, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang (nguyên sáng lập viên, Phó Chủ tịch ngân hàng TMCP Á Châu - ACB) – một trong các can phạm trực tiếp của vụ án với lý do “Ngày 31-12-2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và đã được ngân hàng chấp nhận” (?!). Thực hư vụ việc này như thế nào? Là những cán bộ, đảng viên ngành kiểm sát trực tiếp tham gia vào vụ án này, chúng tôi hiểu rõ những khuất tất trong đó mà không phải ai cũng biết.
Phạm Trung Cang và con đường phạm tội
Phạm Trung Cang là một trong những lãnh đạo lâu năm của ACB và là 1 trong 6 thành viên của Hội đồng sáng lập; từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của ACB và là Phó chủ tịch từ năm 1994 đến năm 2011. Ông cũng giữ chức vụ Tổng giám đốc từ năm 1999 đến năm 2001. Ông giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Tín dụng trong nhiều năm, từng là thành viên Thường trực Hội đồng quản trị.
Tháng 4/2011, ông Cang từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch ACB để giức chức vụ Phó Chủ tịch Eximbank. Trước khi rời khỏi ACB, ông Cang và gia đình nắm giữ 1,2% cổ phần của ngân hàng này. Tại Eximbank, ông Cang vẫn là đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng Á Châu (ACB) tại Eximbank, với tổng số vốn của nhiều pháp nhân thuộc ACB chiếm giữ 10% vốn điều lệ của Eximbank.
Theo báo cáo thường niên năm 2011 của ACB thì sau khi rời khỏi HĐQT ACB ông Cang vẫn là thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, thành viên thường trực Ủy ban Tín dụng, và Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ngân hàng này.
Chiều 27/9/2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã công bố việc khởi tố 4 bị can, nguyên là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng ACB với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (điều 165 BLHS). Các bị can gồm Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB). Về diễn biến vụ án, cơ quan điều tra cho biết: trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TP.HCM và Hà Nội đã bị khởi tố, đến nay đã có căn cứ xác định Huỳnh Thị Huyền Như có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của ngân hàng ACB số tiền 718,9 tỷ đồng. Để xảy ra hậu quả này, theo cơ quan điều tra, có hành vi cố ý làm trái của một số cá nhân nguyên là lãnh đạo ngân hàng ACB đã ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền VND và USD vào 29 ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định. Trong đó, có việc gửi tiền vào VietinBank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7% - 8%/năm, toàn bộ khoản tiền gần 719 tỷ đồng đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Cơ quan điều tra cũng xác định, 4 nhân vật Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB) là đồng phạm với Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải về tội này, nên đã khởi tố bị can đối với cả 4 người.
Vụ án đã làm xôn xao dư luận, thể hiện quyết tâm của Đảng và các cơ quan chức năng nhằm làm trong sạch, lành mạnh hệ thống ngân hàng, bảo đảm an ninh tiền tệ, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. Đại án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn đã kết thúc giai đoạn điều tra, đang được gấp rút hoàn thành hồ sơ tố tụng chuẩn bị đưa ra xét xử vào đầu năm 2014 sắp tới thì bất ngờ lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang – tay chân đắc lực của Nguyễn Đức Kiên, đồng thời là một trong 4 nhân vật có liên quan trực tiếp đến sai phạm của ACB với lý do “Ngày 31-12-2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và đã được ngân hàng chấp nhận” (?!).
Những nhân vật chính và kế hoạch chạy án “xâm thực”
Người chủ sự âm mưu chạy án là hai người đàn bà đầy “quyền lực” phía sau Nguyễn Đức Kiên: Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên) và Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên), dù có liên quan trực tiếp đến các sai phạm của Kiên thông qua các hợp đồng “ủy thác đầu tư”, nhưng lách qua các kẽ hở của pháp luật, hai người đàn bà này đã thoát vòng lao lí.
Nguyễn Đức Kiên và vợ - Đặng Ngọc Lan
Ngay sau khi Kiên bị bắt, Đặng Ngọc Lan và Nguyễn Thúy Hương đã móc nối với một nhân vật cao cấp trong Viện Kiểm sát là bà Ngay sau khi Kiên bị bắt, Đặng Ngọc Lan và Nguyễn Thúy Hương đã móc nối với một nhân vật cao cấp trong Viện Kiểm sát là bà Lê Thị Tuyết Hoa (Vụ trưởng Vụ 1A - Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội). Trong ngành kiểm sát ai cũng biết bà Hoa là tay chân thân tín, túi khôn kiêm “túi tiền” của ngài Viện phó Nguyễn Hải Phong (“Phong gió”). Dù không có thẩm quyền trực tiếp trong vụ Nguyễn Đức Kiên, nhưng bà Hoa đã đóng vai trò làm cầu nối, trung gian giữa nhóm Đặng Ngọc Lan và Viện phó Nguyễn Hải Phong trong vụ chạy án tưởng chừng như “nhiệm vụ bất khả thi” cho Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn. (Vụ trưởng Vụ 1A - Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội). Trong ngành kiểm sát ai cũng biết bà Hoa là tay chân thân tín, túi khôn kiêm “túi tiền” của ngài Viện phó Nguyễn Hải Phong (“Phong gió”). Dù không có thẩm quyền trực tiếp trong vụ Nguyễn Đức Kiên, nhưng bà Hoa đã đóng vai trò làm cầu nối, trung gian giữa nhóm Đặng Ngọc Lan và Viện phó Nguyễn Hải Phong trong vụ chạy án tưởng chừng như “nhiệm vụ bất khả thi” cho Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn.
Bà Lê Thị Tuyết Hoa – Vụ trưởng Vụ 1A, VKSNDTC
Ông Nguyễn Hải Phong là người đã vạch ra kế hoạch chạy án “xâm thực”, theo đó, muốn Nguyễn Đức Kiên thoát tội thì Đặng Ngọc Lan phải chấp nhận khoản “chi pháp lý” lên tới hàng chục triệu USD để toàn bộ các nhân vật liên quan: Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang phải được trắng án thì Kiên mới có cơ hội rũ sạch tội danh, đổ mọi tội lỗi lên đầu “cơ chế” xây dựng luật của Quốc hội và việc quản lý, điều hệ thống của NHNN và Chính phủ.
Như dư luận đã biết, nhân vật đầu tiên được gỡ tội trong vụ này là Phạm Trung Cang. Chính Hoa là người đã “nghiên cứu” và tìm ra một kẽ hở mong manh, đó là luật Các Tổ chức Tín dụng (số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 16/6/2010) có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011. Một ý tưởng “táo bạo” do Hoa nghĩ ra và được “Phong gió” chấp nhận bắt nguồn từ việc Phạm Trung Cang khi bị truy tố đã được “yêu cầu” thảo đơn từ nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank. Từ ý tưởng này, ngay lập tức, một “tờ giấy tay” không hơn không kém có nội dung “đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB” được Cang viết tay và “ký ngược thời gian” vào thời điểm 31/12/2010, tất nhiên, dưới sự phù phép của ngài “Phong gió” thì mọi thủ tục pháp lý đều hoàn hảo, nhanh chóng như biệt danh của ngài. Đây chính là “cơ sở” để ngày 12/12/2013, VKSNDTC đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang – một bất ngờ gây xôn xao dư luận và ngay cả các thành viên chuyên án trong liên ngành Công an – VKSTC – TANDTC và thế là ông Cang đã chính thưc thoát mọi tội danh?!
Nguyễn Hải Phong - “Phong gió” trong “vòng vây” doanh nghiệp nhân ngày nhậm chức
Thực tế, ông Phạm Trung Cang đến ngày 26/4/2011 mới được “miễn nhiệm” chức danh Phó Chủ tịch HĐQT ACB để qua “đặc trách” Eximbank, nơi nhóm Nguyễn Đức Kiên đang nắm 10% vốn điều lệ. Cũng theo báo cáo thường niên năm 2011 của ACB thì dù đã rời khỏi HĐQT nhưng Phạm Trung Cang vẫn thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, thành viên thường trực Ủy ban Tín dụng, và Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB.
Trích báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 của ACB: Báo cáo ghi rõ ông Phạm Trung Cang được miễn nhiệm tại thời điểm 26/4/2011, sau gần 4 tháng khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2011)
Toán tính tiếp theo và mục tiêu cuối cùng của nhóm lợi ích
Sau khi “chạy” trót lọt cho Phạm Trung Cang, nhóm Đặng Ngọc Lan, Nguyễn Thúy Hương, Nguyễn Hải Phong và Lê Thị Tuyết Hoa đã lên kế hoạch tiếp theo: “Giải cứu Trần Xuân Giá”. Cũng theo kế hoạch toàn cục, các “chuyên gia” của VKS sẽ tìm mọi kẽ hở luật pháp để có thể “lách” đồng thời ngụy tạo thêm các bằng chứng để gán mác “ngoại phạm” cho Trần Xuân Giá. Để tạo dư luận, hiện nay các “bồi bút” của báo Người cao tuổi, Pháp luật Tp HCM đã bắt đầu vào cuộc cho toan tính tiếp theo của nhóm này để nhắm đến mục tiêu cuối cùng là gỡ án cho Nguyễn Đức Kiên.
Gần hai năm trước, tập thể chúng tôi cũng đã có đơn gửi Ủy ban Kiểm tra TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng về các sai phạm đặc biệt nghiêm trọng của ông Nguyễn Hải Phong (ông Phong đã “bỏ quên” hàng loạt vụ trọng án, hồ sơ tại VKS còn ghi rõ), vụ đề đóm, hụi hè của bà Nguyễn Thị Minh Tâm (vợ ông Phong, hiện công tác tại Sở Y tế Hà Nội) và việc ông Phong dùng các khoản tiền chạy án để chạy chức Tỉnh ủy viên Hà Tây. Lá đơn đã chìm vào quên lãng, không một phản hồi và dù vướng hàng loạt các sai phạm, ông Phong tiếp tục nhanh chóng leo lên Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao, đó cũng là nguyên nhân mà toàn Viện Kiểm sát đặt cho ông bí danh “Phong gió”.
Chánh án Toà Án Tối cao Trương Hòa Bình có mối thâm tình với Kiên hàng chục năm qua, "Nuôi 10 năm để dùng một giờ" quả là ứng nghiệm,! Trương Hoà Bình đã tích cực tham gia chạy án Nguyễn Đức Kiên, Phạm Trung Cang và đồng bọn?
Trước những hành vi chạy án trắng trợn của ông Nguyễn Hải Phong, bà Lê Thị Tuyết Hoa, kính đề nghị Ủy ban Kiểm tra TW, đặc biệt là Ban Nội chính TW vào cuộc điều tra, xử lý trước pháp luật. Ngoài ra, cần làm rõ liệu có sự tiếp tay của Viện trưởng VKS Nguyễn Hòa Bình hoặc các nhân vật cao cấp hơn trong BCT? Liệu có sự “đồng thuận” nào giữa VKS và BCA để “giơ cao đánh khẽ” vụ Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn?
Hà Nội ngày cuối năm 31/12/2013
Tập thể cán bộ, đảng viên ngành Kiểm sát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét