Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

“Mười phần chết bảy còn ba, Chết hai còn một mới ra thái bình”

Thằng Nông Dân

                 

“Thông điệp đầu năm” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đây có lẽ là lần đầu tiên một người ở chức vị như vậy đưa ra ý kiến mà không thông qua cái gọi là Bộ chính trị. Lần đầu tiên một người ở chức vị nghư vậy kêu gọi đổi mới THỂ CHẾ.



Khi nói về THỂ CHẾ phải chăng là muốn nói đến THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ?, nó được hiểu là cách tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, hành chính, có nhiệm vụ điều hành đời sống của toàn thể cộng đồng dân cư cùng sống trong một quốc gia.

Hiện nay trên thế giới các quốc gia đang đi theo hai hình thức thể chế chính trị chủ yếu, đó là :

Các quốc gia xây dựng thể chế chính trị mà những nhà Lãnh đạo phải có học, phải tranh cử, phải giải trình dự án của mình trước cử tri, để dân bầu trực tiếp. Vì là do dân bầu lên, họ bắt buộc phải nghĩ đến dân, nếu họ muốn được bầu hay tái đắc cử, thậm chí phải từ bỏ giữa nhiệm kỳ.

Còn một số quốc gia tiêu chí tuyển chọn lãnh đạo đầu tiên là phải trung thành với đảng cầm quyền, để được đảng CỬ trước khi được bầu dán tiếp qua cơ quan “quyền lực cao nhất”. Khi có quyền lực, họ lại nắm luôn quyền “CỬ”, từ đó hình thức cha truyền con nối được tận dụng triệt để. Họ duy trì quyền lực bằng bộ máy thông tin, tuyên truyền khó có sự thật, tăng cường cho dân ăn bánh vẽ; có sự hỗ trợ bộ máy chuyên chính sắt đá. Từ đó họ xây dựng nên thể chế chính trị độc tài trong lịch sử nhân loại, như là chế độ quân chủ; chế độ phát xít; quân phiệt.

Việt Nam ta là quốc gia có Cương lĩnh xây dựng đất nước “đàng hoàng”, trong đó đã ghi rõ: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. ….. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy thể chế chính trị nước ta đã “quá” rõ ràng, có đủ ban bệ như là “tam quyền phân công” đâu cần tới tam quyền phân lập.

Thực trang ở Việt Nam ta hiện nay đang nhiều người mong muốn có được một xã hội dân chủ hơn, nhưng bằng cách nào ?, ”hoa lài” chưa được!; ”cách mạng màu” không xong!; lặp lại cuộc cách mạnh ”long trời lở đất” khủng khiếp quá!. Thay đổi và đổi mới thể chế bằng cách nào đây ?

Từ thời phong kiến, thực dân, đến thời đại “Hồ Chí Minh”, người dân đã biết dân chủ là gì đâu? làm sao biết cách sống và hành xử trong chế độ dân chủ. Như vậy muốn có dân chủ phải đợi đảng dạy dân học “dân chủ trước” đã !. Nhưng có lẽ đến hết thế kỷ này đảng vẫn lay hoay soạn giáo trình!, thì nói gì đến việc thay đổi thể chế.

Chỉ biết há miệng chờ sung, đợi “tự diễn biến” hay “diễn biến hòa bình” để đổi mới THỂ CHẾ ư, chậm chậm lắm!. Nếu con người biết tự động bỏ quyền lợi của mình thì loài người đã không cần đến các cuộc “cách mạng vô sản long trời lở đất”.

Với tầng lớp dân oan khó hình thành tổ chức lắm, họ là nạn nhân của những chính sách bất cập, cộng thêm với cách hành xử tùy tiện của chính quyến cơ sở. Với họ chính sách của đảng và nhà nước luôn đúng, và họ chưa rõ THỂ CHẾ là gì để mà có nhu cầu chuyển đổi. Đảng sẽ áp dụng đối sách quen thuộc, hoặc là trấn áp, hoặc là nhả ra ít quyền lợi, và thí vài con tốt là yên .

Nhưng Đất nước đang cần có thêm động lực để phát triển mà “Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân” Trích từ “thông điệp”.

Tại sao cứ phải đổi mới thể chế mới là nguồn động lực nhỉ?

Theo cương lĩnh của đảng thì “đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, liệu có mơ ngủ không trước thực trạng kinh tế hiện nay.

+ Đất nước với trên 3 ngàn km bờ biển, nhưng những ngành kinh tế biển chủ lực đã được mấy quả “quả đấm thép” Vinashin, Vinaline, cảng biển .. đấm cho te tua; Công nghiệp chế tạo, cơ khí, luyện kim à? Nó chết nay từ khi chưa cất tiếng chào đời. Đấy bao nhiêu năm đã nâng cấp đường sắt 1m lên 1,45 chưa?, đã nội địa hóa được con ốc cho ngành lắp giáp ôtô, xe máy hay không?. Một số ngành vật liệu cơ bản (thép, xi măng…), vốn chỉ biết bán nhân công độc quyền kiếm lời trên sân nhà và xin chế độ bảo hộ thì luôn thua trắng nước ngoài, đổ lỗi cho ai đây?.

+ Điện tử, hoá chất, nhựa cũng đang bốc khói … vì chỉ chuyên dùng máy móc và công nghệ cũ của TQ, hoặc của một số nước thải ra. Điện, nước, xăng, dầu, than khoáng sản… không hiểu sản xuất kiểu gì, cứ vài tháng lại kêu lỗ và đua nhau tăng giá, để người tiêu dùng “được chia xẻ” !.

+ Còn nông sản, hải sản, và nhân công may mặc, giày da… à cũng có lãi tí chút và có tí thành tích để quảng bá. Nhưng người lao động thì ngày càng biến thành cố nông, vô sản và tương lai chỉ biết trông mong vào thị trường “tư bản giãy chết” thôi.

Cứ tình trạng này, để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp, chỉ còn cách sát nhập với một nước công nghiệp sẵn có nào đó, mới hoàn thành “mục tiêu đề ra”.

Tại sao phải đổi mới THỂ CHẾ ngay lúc này? 

+ Hiện trạng nền kinh tế với cách tổ chức nặng nề, bùng nhùng, không hiệu quả và kém linh hoạt. Không những thế rất thiếu minh bạch gây nhiều thất thoát, khó kiểm soát tham nhũng bùng phát từ bên trong của nó.

+ Thực thế đã chứng minh, hoặc là đi theo nên kinh tế chỉ huy của những năm bao cấp trước đây, hay như bắc hàn ngày nay. Hoặc là phát triển kinh tế kinh tế thị trường, mà trong đó nguồn lực phát triển chủ yếu khối kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài. Nhưng để những thành phần kinh tế này tự nó phát triển thì không thể sáng tạo theo kiểu “trộn cám lợn” được.

+ Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại. Trích “thông điệp”!. Nếu không dẹp bỏ những thành phần kinh tế ăn tàn phá hại (mà vẫn được cho là “chủ đạo”) thì nguy cơ khi đã ăn hết vốn, không còn vay nợ được nữa, chúng sẽ quay sang “mua chịu” hàng hóa của nước “lạ” về tiêu xài. Thì tương lại con cháu phải gán cái gì để trả nơ???.

+ Rất khó dẹp bỏ thành phần kinh tế này bằng biện pháp hành chính, hoặc tái cơ cấu. Cần một trận bão tài chính thực sự để quét, theo đúng lời tiên tri của Trình Quốc Công cách đầy trên 500 năm.

“Mười phần chết bảy còn ba,
Chết hai còn một mới ra thái bình”

Câu sấm này là ứng vào trường hợp này, chứ nghĩa của nó không phải là sự đổ máu chết chóc ghê gớm như những lời tán bậy.

+ Dù cơn bão có quét hết 9/10 chúng, thì đất nước chưa phải là tận thế. Sau bão tố, trời bao giờ cũng có mưa đền cây.

Chỉ có điều ai dám mạnh dạn và đủ “Tam Thực” để tạo ra trận bão này cho dân nhờ???.

Viết thế thôi, sợ rồi!.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét