Nguyễn Vạn Phú
Tuần qua, dư luận chê cười một đề xuất xây dựng Luật Nhà văn với hầu như tất cả ý kiến cho rằng một dự luật như thế là không cần thiết trong bối cảnh có rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần luật hóa hơn nhiều. Thật ra, đằng sau một đề xuất như thế còn nổi lên một vấn đề quan trọng khác: chúng ta xây dựng luật là để điều chỉnh các mối lợi ích để tiến đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh hay luật nhằm mục đích phục vụ lợi ích nhóm?
Để dễ hình dung, chúng ta hãy lấy vấn đề xã hội hóa các dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế để minh họa. TBKTSG số ra tuần rồi (ngày 3-11-2011) có hai bài về đề tài này, trong đó bài “Người nghèo ít được hưởng lợi từ bảo hiểm y tế” cung cấp nhiều con số cho thấy đã có sự chênh lệch rất lớn giữa việc thụ hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế giữa người nghèo và người giàu, giữa nông thôn và thành thị. Người dân vùng khó khăn chỉ được đi khám, chữa bệnh tại y tế cơ sở và được chi trả khoảng vài trăm ngàn đồng cho những lần khám chữa bệnh. Trong khi đó, tại các thành phố, số tiền chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế có thể lên tới vài trăm triệu đồng, chẳng khác nào “nhà nghèo đóng tiền khám bệnh cho nhà giàu”.
Để dễ hình dung, chúng ta hãy lấy vấn đề xã hội hóa các dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế để minh họa. TBKTSG số ra tuần rồi (ngày 3-11-2011) có hai bài về đề tài này, trong đó bài “Người nghèo ít được hưởng lợi từ bảo hiểm y tế” cung cấp nhiều con số cho thấy đã có sự chênh lệch rất lớn giữa việc thụ hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế giữa người nghèo và người giàu, giữa nông thôn và thành thị. Người dân vùng khó khăn chỉ được đi khám, chữa bệnh tại y tế cơ sở và được chi trả khoảng vài trăm ngàn đồng cho những lần khám chữa bệnh. Trong khi đó, tại các thành phố, số tiền chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế có thể lên tới vài trăm triệu đồng, chẳng khác nào “nhà nghèo đóng tiền khám bệnh cho nhà giàu”.
Bài “Mất quyền kiểm soát dịch vụ y tế” còn cho thấy một bức tranh đáng ngại hơn khi cho thấy chủ trương xã hội hóa dịch vụ y tế (kêu gọi đầu tư tư nhân vào trang thiết bị y tế tại bệnh viện) đến nay đã bộc lộ những mặt trái: lạm dụng kỹ thuật, bắt chẹt bệnh nhân. Ví dụ, tại bệnh viện Đa khoa Bình Định, 100% bệnh nhân vào khám bệnh đều bị buộc phải chụp cộng hưởng bất kể khám bệnh gì.
Đó là một thực tế. Nếu một đại biểu Quốc hội nào đó thấy không thể kéo dài tình trạng trên bèn suy nghĩ phải xây dựng một đạo luật mới hay chỉnh sửa đạo luật cũ sao cho việc thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế được công bằng hơn, bệnh nhân không bị bắt buộc làm các xét nghiệm không cần thiết. Các chuyên gia luật pháp sẽ giúp soạn thảo đề án luật thể hiện được tinh thần này – một việc không dễ dàng gì. Dự luật được đưa ra thảo luận, các đại biểu gần gũi với quyền lợi của nơi đã bỏ tiền ra đầu tư trang thiết bị máy móc vẫn còn cần thu hồi vốn ắt sẽ phản đối nhưng đa số đại biểu vì quyền lợi của cử tri sẽ thông qua dự luật. Một vấn đề xã hội được giải quyết. Xã hội tiến gần hơn mục tiêu công bằng thêm một chút nữa.
Tinh thần làm luật là như vậy chứ luật không phải được làm ra để tạo điều kiện cho bất kỳ một ai hưởng được những ưu đãi, những đặc quyền hay một nhóm người nào đó sự thuận tiện so với nhóm người khác. Nếu luật nhằm tạo sự thuận tiện cho chính quyền trong việc quản lý cũng không đúng với tinh thần luật là nhằm ngăn ngừa sự bất công.
Trong bối cảnh đó, dự án Luật Nhà văn nên bị bác bỏ khỏi chương trình làm luật của Quốc hội vì lý do gì (tức là nói làm cho cho người đề xuất cũng thấy bị thuyết phục, chứ không đơn giản chê cười họ)? Nếu luật được dùng để điều chỉnh lợi ích của nhà văn thì đã có những sắc luật khác chi phối như Luật Sở hữu trí tuệ trong đó có quyền tác giả, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, các quy định về hợp đồng… Ngược lại, nếu nó được dùng để chi phối hoạt động sáng tác của nhà văn thì đúng là nó phục vụ cho lợi ích của Hội Nhà văn trong công việc của họ nên đáng bị phê phán, châm biếm. Nếu chỉ vì muốn kiểm soát việc nhà văn viết hồi ký, tránh chuyện gây tranh cãi nhà văn này bóp méo sự thật, nhà văn kia bịa chuyện, xuyên tạc mà cất công trình dự án luật thì đúng là chuyện tầm phào.
Nhìn rộng hơn một chút, chúng ta sẽ thấy những sáng kiến đề xuất xây dựng luật theo kiểu đó ngày càng xuất hiện nhiều. Chúng sẽ không dễ bị phản bác như Luật Nhà văn đâu – bởi chúng cũng sẽ xuất phát từ lợi ích nhưng lợi ích của nhóm đông hơn, tiếng nói mạnh hơn. Từ chuyện sát sườn như hạn chế ô tô hay hạn chế xe máy đến chuyện khó thấy hơn như ưu tiên cho thủy điện hay ưu tiên cho bảo vệ rừng. Người đại biểu sẽ bị đặt vào những tình huống khó xử hơn khi phải cân nhắc hài hòa lợi ích của các nhóm dân cư. Nhưng sự phân vân của họ sẽ chấm dứt khi họ quyết định dựa trên nền tảng: luật pháp là nhằm phục vụ cho sự công bằng của xã hội khi loại trừ được sự bất công và lạm quyền.
Nguồn: blog's Nguyễn Vạn Phú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét