Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

.Tàu cộng lại gây hấn ở biển Đông

 
 
HANOI/BEIJING (VB) -- Tranh chấp Biển Đông lại sôi động hơn, và Hà Nội đã chính thức phản đối Bắc Kinh, theo các bản tin hôm Thứ Năm 15-3-2012.

Bản tin nhà nước CSVN từ trang Chính Phủ cho biết cụ thể:

“Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục có các hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cụ thể, Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 01 hải lý; ngày 2/3/2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa; ngày 7/3/2012, tại kỳ họp thứ 5 Chính hiệp khóa XI, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và chính quyền tỉnh Hải Nam đang hợp tác để mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa; ngày 12/3, trên “Diễn đàn cường quốc” của mạng Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy “Nam Hải” (Biển Đông) và trạm công tác “Tây Sa” (Hoàng Sa); chính quyền tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa vào ngày 28/3/2012.v.v…”

Do vậy, bản tin cũng ghi rằng vào ngày 15/3/2012,  Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã phản đối, và nêu rõ:

“Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Những hoạt động nêu trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; vi phạm luật pháp quốc tế...”

Bản tin đài VOA đặc biệt ghi nhận:

“...Trong khi đó, hôm 13/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa lên tiếng khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và các vùng lãnh hải lân cận.
Phát ngôn nhân Lưu Vị Dân nói Trung Quốc hy vọng phía Việt Nam tuân thủ tinh thần bản Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông cũng như Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển mà hai nước Việt-Trung đã ký kết nhằm tăng cường sự hợp tác và ổn định trên Biển Đông thay cho các hành động làm phức tạp thêm tình hình.

Đây là phản hồi của Bắc Kinh sau khi có tin về việc Việt Nam gửi 6 nhà sư ra quần đảo Trường Sa để lập lại 3 ngôi chùa bị bỏ hoang tại đây hồi năm 1975 nhưng mới được trùng tu, một hành động được xem là nỗ lực của Hà Nội khẳng định chủ quyền tại khu vực tranh chấp giàu tài nguyên này.”

Bản tin của trang Bauxite Việt Nam hôm 15-3-2012 đặc biệt báo nguy sự gây hấn mới: “Tàu Trung Quốc áp sát giàn khoan và kho nổi chứa xuất dầu thô của Việt Nam.”

Bản tin viết, một nguồn tin đáng tin cậy cho Bauxite Việt Nam biết lúc 3 giờ chiều ngày 9-3 vừa qua, hai tàu hải giám Trung Quốc áp sát kho nổi chứa xuất dầu thô FPSO Lewek Emas của Việt Nam đang neo đậu tại vị trí giàn khoan mỏ Chim Sáo, ở lô 12W, thềm lục địa Việt Nam.

Một tàu tiến gần đến mức có thể thấy rõ số đăng ký 75 và dòng chữ Chinese Marine Surveillance (Tàu Hải giám Trung Quốc) ở mạn tàu (bản tin cũng kèm ảnh bên dưới). Tàu Trung Quốc không trả lời dù phía Việt Nam cố gắng bắt liên lạc trên các kênh VHF 16, 14, 12, 72. Phải đến khi Việt Nam đưa tàu Sapa (tên một chiếc tàu kéo dịch vụ dầu khí) tiến về hướng tàu hải giám Trung Quốc, thì chúng mới bỏ đi, lúc 3g40.

Trang này cũng nói, “Điều đáng chú ý là cho đến nay toàn bộ vụ việc hoàn toàn không được công khai.”

Cũng hôm 15-3-2012, trang Nghiên Cứu Biển Đông (nghiencuubiendong.vn) đã cho biết:

“Lặng lẽ hành động: Trung Quốc hoàn thành bố trí quân sự tại Biển Đông

Bài trên trang China.com cho rằng trong vấn đề Biển Đông, tuy bề ngoài Trung Quốc chưa có hành động, nhưng thực chất nước này đang âm thầm lặng lẽ bố trí lực lượng quân sự  để tăng cường răn đe và kiểm soát tình hình khi có xung đột.”

Bản tin ghi nhận về tình hình TQ bố trí lại ở quanh Biển Đông về các vị trí taù chiến, taù ngầm, hải cảng, phi đạn, chiến đấu cơ...

Bản tin còn viết:

“Theo mạng “Chiến lược Hoàn cầu” của Mỹ, từ đầu năm 2012 đến nay, 2 chiếc tầu chiến “Tỉnh phượng sơn” kiểu 071 của QGPND TQ đã xuất hiện tại Biển Đông nhiều lần. Trước đó, TQ cũng đã bố trí nhiều tầu loại này ở Biển Đông từ năm 2011. Hành động này thể hiện TQ có ý thu hồi một số đảo không người cư trú tại Biển Đông mà VN và PLP đã tuyên bố chủ quyền.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét