Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012
Tổng Liên Đoàn Lao Động TG, ITUC Tố CSVN Đàn Áp Lao Động
Hình 3 nhà hoạt động lao động ở VN.
[UBBV baovelaodong.com 07/6/2012] Tổng Liên Đoàn Lao Động Thế Giới ITUC, International Trade Union Confederation, hôm 06/6 ra bản Báo Cáo 2012 về tình hình đàn áp quyền lao động trên thế giới, kết luận: người lao động Việt Nam bị tước quyền tự do thành lập nghiệp đoàn và bị tước quyền đình công. Ngoài ra, Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO công nhận một số công ty đuổi việc hoặc trừng phạt công nhân tham gia đình công.
ITUC có 308 thành viên là tổng nghiệp đoàn ở 153 quốc gia, trong đó có ACTU của Úc. Hàng năm, ITUC báo cáo kết quả cuộc nghiên cứu về đàn áp nghiệp đoàn và lao động. UBBV (Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam), thành lập năm 2006, trong vài năm qua đã là một trong những nơi ITUC liên lạc để thâu thập hoặc kiểm chứng tin tức.
Sau đây là một số điểm nổi bật trong bản Báo Cáo ITUC 2012:
- Cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị điếc một tai vì bị đánh đập trong tù. Cô Hạnh, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và anh Đoàn Huy Chương thường xuyên bị cai tù đánh đập, họ bị án lên đến 9 năm vì giúp công nhân công ty xưởng giày Mỹ Phong tổ chức đình công năm 2010.
- Dùng trại cai nghiện làm bình phong để cưỡng bách lao động: ITUC nhắc lại cuộc điều tra của Human Rights Watch tháng 9/2011, HRW báo cáo bằng cớ cho thấy hơn 40.000 người đang bị giam trong các trại giam cai nghiện khắp Việt Nam nhưng, dù có nghiện thật hay bị giam oan, đều không được giúp cai nghiện. Điều hành các trại này, cách “cai nghiện” duy nhất mà nhà nước CSVN giúp họ là cưỡng bách lao động. Cụ thể, các công ty của Đảng CSVN dùng họ làm lao động cưỡng bách không lương hoặc lương rẻ mạt để xuất cảng hạt điều, cà phê,..
- Bắt bớ, đuổi công nhân đình công: Sau cuộc đình công tháng 6/2011 bởi toàn bộ khoảng 90 ngàn công nhân ở đại công ty Pou Yuen ở Sàigòn, một số công nhân đã bị bắt bớ hoặc đuổi việc (*). Ngoài ra, cơ quan lao động ILO của LHQ công nhận rằng ngay cả chính một số công ty tham gia chương trình viện trợ “Better Work Vietnam” để được cơ hội xuất cảng, cũng đã đuổi công nhân đình công.
Bản Báo Cáo của ITUC có ở survey.ituc-csi.org/Vietnam.html?edition=336#tabs-1
Nhà nước bắt giam để cai nghiện
hay cưỡng bách lao động để xuất cảng hạt điều?
(*) Ghi Chú về đình công Pou Yuen và hãng giày Adidas:
Sau cuộc đình công Pou Yuen tháng 6/2011, từ đó đến cuối năm 2011 UBBV đã thu thập rồi cung cấp cho Adidas tin tức về công nhân bị đuổi việc để yêu cầu can thiệp. Thoạt đầu Adidas làm ngơ, mặc dù những công nhân này làm trong phân xưởng làm giày Adidas. Khi UBBV thúc đẩy mạnh, đòi Adidas đọc sổ lương của Pou Yuen, thì Adidas công nhận một số công nhân đã biến khỏi sổ lương, nhưng nói rằng họ “có lý do riêng để nghỉ việc”. Vậy, theo Adidas, hàng loạt người nghỉ việc ngay sau cuộc đình công, đó chỉ là sự tình cờ(!).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét