Xử vụ cháy xưởng may làm 13 người chết
Trong chiến tranh CS luôn tuyên truyền công nhân , nông dân là giai cấp lãnh đạo để kêu gọi hy sinh xương máu nhiều nhất. Còn trong hòa bình thì chúng cướp đất ruộng, đẩy nông dân trôi vạt đến những thành phố lớn bán sức lao động rẻ mạt để kiếm cái ăn.
Ngày nào cộng sản còn cầm quyền, thì ngày đó quyền lợi của người lao động nghèo còn bị bốc lột, nông dân còn bị mất đất, và người dân sẽ không có tự do".
Nầy người anh em, công nhân và nông dân!
Không ai có quyền quyết định vận mạng của mình!
(VnMedia) – Trong phần xét hỏi, trả lời các câu hỏi liên quan, mỗi bị cáo người nói có, kẻ khẳng định không về bản vẽ thiết kế nhà xưởng, trong đó có ô cửa thoát hiểm. Phiên xử thu hút đông đảo người dân dõi theo.
Sau phần kiểm tra căn cước những người dự Tòa, khoảng 9 giờ cùng ngày, HĐXX đã tiến hành phiên xét hỏi các bị cáo.
Người đầu tiên đứng trước vành móng ngựa để trả lời câu hỏi của HĐXX là bị cáo Bùi Thị Hiền – Chủ xưởng may. Thanh minh về hành vi bỏ trốn khỏi địa phương ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, bị cáo Hiền cho rằng: “vì sợ người dân khi đó hiểu sai, đe dọa tính mạng bị cáo nên bị cáo lánh đi để sinh con. Bị cáo chỉ tạm thời lánh sang Móng Cái – Quảng Ninh…”. Vị chủ tọa phiên Tòa lập luận, nếu cơ quan điều tra không nhanh chóng điều tra, bắt giữ thì bị cáo đã trốn sang Trung Quốc cùng chồng. Trước nhận định này, Hiền im lặng, không thể chối cãi.
Các bị cáo tại toà.
HĐXX đã đặt ra nhiều câu hỏi đối với bị cáo Hiền nhằm làm rõ những tình tiết của vụ việc. Theo HĐXX, vợ chồng Hiền đã cho công nhân vào làm việc trong khi nhà xưởng chưa hoàn thiện là hành vi gián tiếp gây ra vụ tai nạn khiến 13 người chết, 25 người bị thương. Lý giải điều này, Hiền thừa nhận: “Do đơn đặt hàng gấp nên chưa hoàn thiện nhà xưởng vẫn cho công nhân vào làm. Trách nhiệm một phần do bị cáo…”. Ở phần xét hỏi này, bị cáo Hiền thừa nhận Viện kiểm sát truy tố đúng người đúng tội.
Những giọt nước mắt muộn màng của các bị cáo.
Ngay sau phần xét hỏi bị cáo Hiền, bà chủ lô đất là Bùi Thị Sự được gọi ra trước vành móng ngựa. Trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ tai nạn thảm khốc, bị cáo Sự khẳng định: Sự là người bỏ vốn, xây dựng nhà xưởng theo yêu cầu của vợ chồng Hiền để cho cặp đôi này thuê. Khi xây xưởng, vợ chồng Hiền có nói sơ qua về yêu cầu của họ về nhà xưởng. Tuy nhiên, theo yêu cầu đó, không hề có yêu cầu về cửa thoát hiểm. Bản thân bị cáo Sự khi xây dựng đã tự ý làm ô cửa phía sau cùng, phần hướng ra cánh đồng với mục đích tạo lỗ thông để thoáng, mát và ô cửa này không có song sắt.
Theo Sự, ô cửa sổ này không nhằm mục đích thoát hiểm vì “bị cáo không ở trong hoàn cảnh đó, chưa bao giờ xây dựng xưởng cho thuê nên không biết về yêu cầu cần có cửa thoát hiểm…”. Sau khi giao mặt bằng cho thuê, Hiền đã yêu cầu Sự phải hàn song sắt vào cửa sổ vì Hiền sợ mất trộm và yêu cầu này được Sự đáp ứng. Bị cáo Sự cũng thừa nhận, khi xây dựng nhà xưởng không báo cáo chính quyền địa phương.
Những vết sẹo ngoài da còn nhìn thấy được, còn nỗi đau trong lòng những nạn nhân này không biết bao giờ nguôi.
Về việc hàn cột chống sét, nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ hỏa hoạn, bị cáo Sự khai nhận: Trước đó, Sự đã đến nhà của bị cáo Lê Văn Bảy để thuê Bảy đến xưởng hàn cột thu lôi nhưng không gặp. Sự đã nhờ mẹ của Bảy nhắn lại yêu cầu đó. Ngày 29/7/2011, Bảy đã trực tiếp đến xưởng may giày da để thực hiện yêu cầu hàn cột chống sét của Sự mà không hề có sự thông báo rằng hôm đó sẽ tiến hành.
“Nếu Bảy nói với bị cáo, bị cáo sẽ chỉ cho Bảy làm vào thời gian công nhân nghỉ việc…” – Sự khẳng định. Bởi theo Sự, xưởng may giày da đi vào hoạt động khi mặt bằng nhà xưởng chưa hoàn thiện nên trước thời điểm bị cháy, đã nhiều lần Sự cho thợ sơn trát tường vào làm nốt, nhưng Sự chỉ tiến hành trong khoảng thời gian từ 7 – 9 giờ tối, khi công nhân nghỉ và chưa khi nào tiến hành hàn xì như lần bị cháy.
Là người trực tiếp thực hiện việc hàn xì gây ra vụ tai nạn kinh hoàng, bị cáo Lê Văn Bảy lại cho rằng, “Hiền và Sự không ai cảnh báo bị cáo. Trước đó, đã có lần bị cáo đến xưởng hàn khi công nhân đang làm việc nhưng không bị cháy. Một phần hậu quả do bị cáo gây ra…”. Đối đáp lại lời Bảy khai nhận, Hiền lại cho rằng, lúc Bảy hàn xì, Hiền có ra ngăn chặn nhưng Bảy không dừng lại.
Các nạn nhân chăm chú theo dõi những lời khai của các bị cáo tại toà.
Cùng thực hiện việc hàn xì hôm đó còn có bị cáo Nguyễn Văn Linh. Trước Tòa, Linh khai nhận: Linh chỉ là người phụ giúp Bảy. Khi đó, Linh đã có ý kiến với Bảy để ra về, hôm khác làm vì Linh bị đau đầu nhưng Bảy không đồng ý, tiếp tục hàn xì. “Bị cáo nghe thấy công nhân nói có khói, bị cáo trèo từ mái nhà xuống thì thấy cháy rồi, liền gọi Bảy xuống, đồng thời lôi được 2 người công nhân ra…” – Linh nói.
Cuối cùng của phiên xét hỏi các bị cáo trong phiên xử sáng nay, HĐXX đã hỏi bị cáo Phong. Do không biết tiếng Việt, mọi lời hỏi đáp đều phải thông qua người phiên dịch được Tòa bố trí trước. Theo lời của Phong, bị cáo này đã sang Việt Nam từ năm 2005 và có quan hệ vợ chồng với bị cáo Hiền (dù trên thực tế, giữa họ chưa có giấy hôn thú – PV). Ở Trung Quốc, Phong có làm nghề về kỹ thuật giày da nên khi sang Việt Nam đã cùng vợ mở xưởng may giày da. Khi được chủ tọa hỏi về quy định PCCC, Phong cho rằng y không hiểu gì về Pháp luật Việt Nam cũng như quy định PCCC này. Bị cáo Phong cho lập luận, “bị cáo đã đến đây làm thì người xây dựng mặt bằng cho thuê phải hiểu hơn bị cáo.”
Bị cáo người Trung Quốc này khẳng định, trước khi thuê nhà xưởng, bị cáo đã bàn với vợ là bị cáo Hiền về yêu cầu xây dựng mặt bằng này. Phong khai, đã đưa cho Sự bản vẽ về sơ đồ nhà xưởng, trong đó có những yêu cầu kỹ thuật như cửa thoát hiểm. Nhưng khi mặt bằng được giao, có những điểm không theo yêu cầu của bị cáo này, như: độ cao của nhà xưởng, độ rộng của cửa ra vào. Trên thực tế, bị cáo Phong cùng vợ vẫn nhận bàn giao mặt bằng nhà xưởng, khi bị vị chủ tọa phiên Tòa hỏi “xoáy” vào điểm này, Phong chống chế: “Vấn đề là ở chỗ đó!”. Và sau một hồi đáp lại những câu hỏi được đặt ra từ HĐXX, Phong khẳng định bị cáo không sai.
Chỉ vì những "sơ xuất" của chủ xưởng những công nhân này đã phải mang vết thương cả đời.
Trái với những khai nhận của Phong, bị cáo Sự khẳng định không có sơ đồ bản vẽ về nhà xưởng. Việc chưa hoàn thiện nhà xưởng, vợ chồng Hiền chỉ yêu cầu Sự làm thêm chiếc bàn ăn và nhà vệ sinh. Về điểm này, Sự đã nhiều lần cho thợ vào hoàn thiện những khi công nhân hết giờ làm và mỗi lần như thế, Sự thường đích thân giám sát Bảy cùng tốp thợ.
Sau khi xét hỏi bị cáo Phong, HĐXX tạm dừng phiên xử. 14 giờ chiều cùng ngày, phiên Tòa tiếp tục diễn ra phần xét hỏi.
Chiều nay, sau phần thẩm vấn các bị cáo, bị hại, đại diện Viện kiểm sát nhân dân Hải Phòng đã đề nghị mức án dành cho 5 người vi phạm quy định phòng cháy cháy chữa cháy. Trong đó, Nhiếp Thiếu Phong (42 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị đề nghị 11-12 năm, Bùi Thị Hiền (25 tuổi, ở xã Tân Dân, huyện An Lão) 10-11 năm, Bùi Thị Sự (45 tuổi) 7-8 năm, Lê Văn Bảy (25 tuổi) 9-10 năm, Nguyễn Văn Linh 4-5 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét