Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

“Cuộc đời bất công như vầy, chúng tôi biết sống ra sao?" . Công nhân kêu khổ vì bị khất lương



Revolution fist.jpg
Trong bối cảnh xã hội mà những quyền cơ bản của con người bị hạn chế và ngăn cản thì đó là miếng mồi ngon cho những kẻ kinh doanh mồ hôi xương máu của con người. Bản thân người lao động không có thói quen đòi quyền lợi trước một nhà nước độc tài hà khắc, thì nay họ càng ngơ ngác trước các chủ tư bản nước ngoài. Nhà nước độc tài, giới chủ bóc lột và công đoàn nhà nước cùng hướng tới một mục tiêu: Đó là kìm kẹp và bóc lột sức lao động của người Công nhân để thu được lợi nhuận tối đa.

( Lao Động ) Hơn 40 CN xây dựng đã bao vây công trình nhà hàng Hoa Đất (ở số 54 Nguyễn Thị Thập, P.Bình Thuận, Q.7, TPHCM) để đòi tiền lương. Thế nhưng, phía chủ đầu tư đã chối bỏ nghĩa vụ bằng lý do đã chấm dứt hợp đồng với bên thuê nhân công, đẩy hàng chục CN vào nguy cơ mất trắng tiền lương.

                            
                       Công nhân tập trung yêu cầu Giám đốc nhà hàng Hoa Đất giải quyết quyền lợi.

Hợp đồng “miệng” với chiêu hứa hẹn

Theo tìm hiểu của PV, cổ đông lớn nhất và là người trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng công trình nhà hàng Hoa Đất là bà Nguyễn Thị Hoàng Vân. Bà Vân có nhờ em rể là ông Võ Anh Luân thuê nhân công và mua vật liệu để xây dựng nhà hàng, nhưng chỉ thỏa thuận “miệng” mà không có hợp đồng, với lý do: “Người trong nhà cả”! “Đối tác” về nhân công là ông Nguyễn Thanh Phong, trực tiếp ký... “hợp đồng miệng” với hơn 40 CN để phục vụ xây dựng công trình, trả lương theo tuần, thợ chính 250.000đ/ngày và thợ phụ 150.000đ/ngày.

Hai tháng đầu, bà Vân chi cho ông Luân khoảng 1 tỉ đồng để trả tiền vật liệu và nhân công, vì vậy CN được nhận lương đầy đủ. Đến tháng thứ ba, bà Vân yêu cầu ông Luân giải chi tất cả các khoản chi phí và đưa ông Trần Quang Vinh - Giám đốc nhà hàng Hoa Đất xuống làm việc trực tiếp với ông Luân. Từ đó, hết lần này đến lần khác ông Vinh yêu cầu CN đo đạc, thống kê... để báo cáo lên “cấp trên”, rồi hứa hẹn, trây ỳ không chịu thanh toán tiền lương CN, cũng không trả tiền cho các cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng.

Sau hơn 2 tuần làm việc và 10 ngày nghỉ chờ lương, đến nay tổng số tiền công trình nợ lương CN và nợ vật liệu xây dựng đã vượt trên 500 triệu đồng. Trao đổi với PV Báo Lao Động qua điện thoại, ông Luân cho biết: “Mặc dù ông Vinh đã chấp nhận tất cả các loại tài liệu, hóa đơn chứng từ giải chi mà ông ấy yêu cầu, nhưng khi tôi (Luân) hỏi đến tiền lương CN thì ông Vinh lờ đi, rồi hẹn sau báo cáo sẽ trả. Sau đó lại hẹn qua thứ hai, thứ ba, rồi thứ bảy..., nhưng đến nay vẫn không chịu trả. Phía nhà hàng Hoa Đất có đưa ra giải pháp sẽ trả trước 130 triệu đồng tiền vật liệu và 50 triệu đồng tiền nhân công nhưng đến nay cũng không thấy”.

Công nhân lĩnh đủ

Tại buổi làm việc giữa ông Trần Quang Vinh với Công an P.Bình Thuận, Q.7 và CN vào sáng 17-7, ông Vinh cho rằng: “Bà Vân đã “rót xuống” nhiều tiền, nhưng ông Luân đưa ra chi phí không hợp lý, nên hai bên đã... “chấm dứt hợp đồng” và chủ đầu tư đã thanh toán đầy đủ mọi chi phí với ông Luân cách nay 10 ngày. Do đó nhà hàng Hoa Đất không còn trách nhiệm gì”.

Ngược lại, trao đổi với PV, ông Luân rất bức xúc cho biết: “Ông Vinh nói không đúng sự thật, bởi giữa nhà hàng Hoa Đất với tôi (Luân) không có bất kỳ hợp đồng nào. Khi xuống nhận việc, ông Vinh tiếp tục cho triển khai các công trình như giếng khoan, mái che, trần, cửa, đồng thời điều động CN xây dựng làm việc..., nhưng tiền lương thì không trả, khiến CN không có cả tiền ăn cơm, mà chỉ nhận được... “hẹn”!

Đáng nói, khi CN cùng đại diện các đơn vị cung cấp vật liệu xúm lại đòi tiền, ngay lập tức phía nhà hàng Hoa Đất đã điều một nhóm “các anh chị” mặt mày bặm trợn tới công trình để “giữ gìn trật tự”. Anh Nhật – một CN làm việc ở đây - hồi hộp kể: “Các anh chị” ấy nói rất ngang, họ bảo bây giờ không tính toán tiền nong gì nữa, CN muốn làm gì thì làm. Cửa của ai, mái che của đứa nào thì tự gỡ về. Như vậy thì công lao động của chúng tôi không biết sẽ... “gỡ về” bằng cách nào!”.

Tại đây, PV trực tiếp chứng kiến “các anh chị” nói trên có hành vi rất ngang ngược: Họ đòi kiểm tra giấy tờ của PV, thậm chí sau đó kè sát PV suốt buổi làm việc với lý do: “Anh, chị là ai mà dám tới đây để... ghi chép”.

Thực trạng đau lòng hiện nay là: Hơn 40 CN từ khắp các tỉnh, trong đó có cả người dân tộc thiểu số, mang vợ con đến đây vừa làm thợ, vừa phụ việc, sống tạm bợ trong những căn chòi lụp xụp trước công trình để xây lên nhà hàng Hoa Đất cực kỳ sang trọng mang lại lợi ích cho một nhóm người, nhưng đã 2 tuần nay họ không được trả lương, lại thêm 10 ngày nằm chờ lương, họ sống rất chật vật thậm chí không có tiền ăn cơm, có người đói quá đã phải bỏ về quê.

Số còn lại vừa đói khát, lại vừa bị “các anh chị” mặt mày bặm trợn kiểm soát, răn đe, và không biết sẽ bị hành hung bất cứ lúc nào. Một CN nói trong nước mắt: “Cuộc đời bất công như vầy, chúng tôi biết sống ra sao?”.

1 nhận xét:

  1. kimchung

    Những buổi sáng cha đi đến bến tàu Chờ hàng đổ xuống vác cho mau Những bao hàng nặng không bằng thuế Cha vác bao giờ hết khổ đau? Mười lăm năm mồ hôi thấm trên những bến tàu Trên bến phà, trên công trường và trong xưởng máy Đời công nhân thợ thuyền vẫn khổ Mùa xuân đến cơm không đủ ăn Mùa đông sang áo không đủ mặc Dòng nước đen hững hờ trôi Tìm đâu ánh sáng cuộc đời Trong xóm nghèo lao động xơ xác Đường tối tăm quanh năm bùn lầy ……. Bài hát Người cha bến tàu – Nhạc sĩ Trần Long Ẩn sáng tác từ năm 1970 theo ý thơ Võ Thiền Quang. Bây giờ là năm 2012, đã qua nửa thế kỷ, hát lại, vẫn rất hợp với tình cảnh hiện nay của nhiều công nhân Chẳng lẻ .......

    Trả lờiXóa