Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012
Tuổi thơ bị đảng đánh cắp - Bài 6: Những cánh chim rừng ngược gió
Đảng Cộng sản luôn tự xưng là người đại diện cho giai cấp Công nhân nhưng lại thờ ơ, vô trách nhiệm với người lao động. Thậm chí họ còn siết chặt sự kiểm soát đối với người công nhân bằng tổ chức Công Đoàn quốc doanh. Điều đó chứng tỏ rằng, đảng Cộng sản chỉ lo cho lợi ích của bản thân và đồng đảng của họ. Và đó là thực trạng về giới công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tuổi thơ bị đánh cắp bởi lòng tham và cả sự tàn nhẫn của giới chủ và nhà nước cộng sản độc tài.
Bài phát biểu của bà Nguyễn Thị Doan về thăm trường và trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho trường Nguyễn Siêu năm 2010 : "....Chúng ta đã thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Đất nước chúng ta có nguồn nhân lực dồi dào, hiện nay, lực lượng lao động của chúng ta có trí tuệ rất thông minh và rất dũng cảm".... Thì đây, xin mời " đồng chí" phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan đọc loạt phóng sự nầy về tuổi thơ mà cộng sản đã "trồng" trên đất nuớc Việt Nam
TP - Buôn Ma DJơng - thị xã Ayunpa - Gia Lai đổi thay nhanh chóng. Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, nhiều ngôi nhà xây, nhà tầng mọc lên, người từ các nơi đổ về mua nhà, dựng cửa ở đan xen với người Jơ Rai bản địa. Người dân buôn Ma DJơng vốn chỉ quen với nương ngô, rẫy sắn giờ đô thị hóa quá nhanh, khiến một bộ phận dân không tiến kịp phải sống bằng trăm vạn nẻo làm thuê. Trẻ em là những nạn nhân đầu tiên…
Ksor Yin và em đi nhặt ve chai về.
Làm thuê, nhặt rác nuôi cả gia đình
Đứng trước mặt tôi là Ksor Khiên, nước da đen cháy vùng cao, cộng với vẻ nhếch nhác của nghề nhặt rác nhưng vẫn giữ được cái nhanh nhẹn, tháo vát của một đứa trẻ sớm vào đời kiếm sống. Trưa hè ở vùng nam Gia Lai này nắng như đổ lửa, khác hẳn với tây Trường Sơn thuộc phía Pleiku đã mưa dầm giá rét.
Khiên vừa hoàn thành công việc của một ngày nhặt nhạnh ve chai nhôm nhựa khắp đầu đường xó chợ Ayunpa trở về. “Từ sáng giờ cháu bán được bao tiền” - tôi hỏi. “Mười ngàn” cách trả lời vắn tắt của người vùng cao. “Em đi từ lúc nào đến giờ?”, “Sáng ngủ dậy là đi, đến trưa thì về”. “Chỉ được chừng ấy tiền thôi a?”, “Ngày trước ít người nhặt thì còn kiếm 15-20 ngàn, bây giờ nghỉ hè, đông đứa đi nhặt được ít lắm”.
Chiều hè, nắng oi, hầm hập như chảo rang, các phố chợ Ayunpa vãn người đi lại, rác đô thị ít, Ksor Khiên bảo em ở nhà đào giun để buổi tối thả lươn. Cách làm ống bắt lươn của những đứa trẻ này cũng khá sáng tạo. Khiên lấy những chai nước suối mang về cắt ra, nối lại là thành ống bắt lươn.
Đêm xuống, Ksor Khiên lại cùng bạn mang ống lươn ra đồng, đi tìm những vùng ruộng trũng cách buôn Ma DJơng cả giờ đi bộ đặt ống. Hôm sau tờ mờ sáng đã dậy dỡ ống, kiếm năm bảy lạng lươn, lại có thêm chút tiền phụ giúp gia đình.
Gia đình chị Rơ Ô Huýt và những đứa trẻ hàng xóm.
Khiên sinh năm 1994. Em kể học đến lớp 4 thì nghỉ học ở nhà đi nhặt ve chai nhôm nhựa, phụ giúp ba mẹ. Nhà có 4 anh em, Khiên là con đầu, 2 cô em gái liền kề sinh năm 1995 và 1997 là Ksor Trâm, Ksor Quế học đến lớp 5-6 đều nghỉ, ở nhà đi làm thuê. Trâm làm thuê cho một tiệm mua bán hàng ở ngay thị xã Ayunpa, một tháng 1,2 triệu đồng, song trưa tối về nhà ăn cơm, còn Quế làm tận An Khê cách đây hơn trăm cây số. Khiên còn một đứa em nữa học mẫu giáo, hình như ba mẹ em chưa muốn dừng lại ở chừng ấy con.
Thị xã Ayunpa thuộc tỉnh Gia Lai có 36 vạn dân, 46% là đồng bào dân tộc Jơ Rai, 90% dân sống bằng nông nghiệp. Đồng bào dân tộc địa phương con cái đông, vì thế giải quyết việc làm cho thanh thiếu niên là hết sức khó khăn bởi quỹ đất không tăng, những cơ sở giải quyết được việc làm cho thanh thiếu niên không nhiều. Điệp khúc bố mẹ không có việc làm, con đông và tiếp tục lang thang cơ nhỡ.
Rơ Ô Huýt ở tổ dân phố 9-buôn Ma DJơng gần bốn mươi tuổi có 6 đứa con, đứa út vừa sinh được 2 tháng, con đầu sinh 1993. Hai vợ chồng không có nhà cửa, đất đai, chồng làm thuê, vợ ở nhà đẻ, các con đẻ ra mạnh đứa nào đứa nấy sống bằng nghề nhặt rác rồi về tá túc vào túp lều chái sau nhà anh ruột rộng 1,5m dài chừng 5m.
Nhìn túp lều tạm bợ của chị, chúng tôi chạnh lòng về những đứa trẻ chị sinh ra. Đứa nhỏ nối nghiệp lang thang nhặt rác kiếm sống của đứa lớn, đứa bé không đủ sữa uống gầy còm vêu vao. Những đứa bé này không biết cổng trường cao thấp ra sao, lớn lên lại không có việc làm, hiển hiện một cảnh đời nối nghiệp làm thuê.
Cháu Ksor Yin, Ksor Kel sống với người cô ruột rất nghèo khó
Những cánh chim rừng mồ côi
Ông Sui Híp - tổ trưởng Tổ dân phố 8 đưa chúng tôi đi một vòng quanh buôn. Ma DJơng khá đẹp nằm bên bờ sông Ba thơ mộng. Con sông Ba bắt nguồn từ những dãy núi cao Kon Ka Kinh cách đấy hàng trăm cây số, dòng sông về đến đây, nước xanh lững lờ, đẹp nao lòng nên những người dưới xuôi lên gọi bến nước buôn Ma DJơng là Bến Mộng.
Người Pháp đến đây chọn buôn Ma DJơng làm tâm điểm xây dựng đô thị kết nối Trung Trung Bộ với Tây Nguyên, đặt làm trung tâm tỉnh lỵ Phú Bổn cũ một bên là sông Ba, một bên quốc lộ 25 (đường 7 cũ). Năm 1975, sau khi nước nhà thống nhất, tỉnh Phú Bổn một phần tách về Đăk Lăk, một phần tách cho Gia Lai. Thị xã Phú Bổn ngày nào trở lại thị trấn thuộc huyện Ayunpa.
Ông Sui Híp cho biết đa số người dân ở đây làm nông nghiệp, chủ yếu là đi làm thuê, tổ 8 còn 16 hộ đói, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, trong đó gia đình Nay H’Yút đáng thương nhất. H’Yút mới 33 tuổi song đến nay đã có 5 đứa con, đất đai không, vợ chồng làm thuê làm mướn kiếm sống, song lại phải cưu mang 3 đứa trẻ khác, là con của người anh ruột Nay Yun chết sớm, mẹ chúng bỏ đi lấy chồng khác.
Ksor Khiên, nhặt rác nuôi gia đình.
Cô H’Yút cũng rất nghèo, 11 nhân khẩu ấy tá túc trong một căn lều tạm bợ bên sông Ba, bữa no bữa đói qua ngày. Tài sản trong căn nhà nhỏ này là chiếc giường ọp ẹp vài ba trăm ngàn, con H’Yút muốn học phải lấy sàn đất làm bàn, đêm các đứa trẻ trải chiếu ra đất mà ngủ, bất kể mùa đông tháng giá hay ngày hè oi nồng.
"Ksor Kel sinh năm 2003 đèo đẹt như đứa trẻ lên 3, mấy năm nay cứ bốc cát nhai rào rạo, gia đình sợ quá cúng mấy lần không hết, hôm rồi đưa lên gặp bác sĩ, cho xổ giun, mấy tháng nay cháu đã thôi ăn cát."
Khi chúng tôi đến, chồng H’Yút đang làm thuê tận huyện Ia Pa cách nhà vài chục cây số. Những nhân khẩu còn lại mò cua bắt ốc, nhặt ve chai ngày nào kiếm được tiền thì ăn no hơn một tí, thiếu tiền thì ký nợ hoặc cháo bẹ, rau rừng. Ksor Rin đứa con đầu của Nay Yun sinh năm 1993 ở với cô vài năm, nay lại theo chân đi nhặt rác kiếm sống.
Giờ H’Yút buồn lắm vì nói cháu không nghe nữa, không chịu đi nhặt ve chai mà tụ tập với đám bạn uống rượu. Chỉ còn đứa em kề là Ksor Yin 1998 năm 2008 còn đi nhặt nhôm nhựa, từ buổi sáng đến tối nhặt bán được 5 ngàn đồng. Ksor Kel sinh năm 2003 đèo đẹt như đứa trẻ lên 3, mấy năm nay cứ bốc cát nhai rào rạo, gia đình sợ quá cúng mấy lần không hết, hôm rồi đưa lên gặp bác sĩ, cho xổ giun, mấy tháng nay cháu đã thôi ăn cát.
Cạnh nhà H’Yút cũng một hoàn cảnh đáng thương không kém, đấy là vợ chồng ông Ksor Krít năm nay đã 73 tuổi, đi làm thuê ở đâu cũng mang theo 2 đứa trẻ dại là cháu ngoại của ông, con của Kpă H’Yoor (31 tuổi). Chồng chết, H’Yoor lê la phương trời nào không rõ, chỉ 2 đứa trẻ tội nghiệp, một sinh năm 2000, một sinh năm 2004 nhỏ thó còi cọc và chẳng được đến lớp. Ở nhà thì không ai trông coi, vì thế ông ngoại đi làm ở đâu lại mang theo cháu đến đấy.
Bà Ngô Thị Ngọc Phú - Trưởng Phòng LĐ-TB&XH thị xã Ayunpa cho biết: Tình trạng lao động trẻ em ở Ayunpa rất phổ biến. Phòng đã gửi hướng dẫn yêu cầu các xã phường điều tra song chưa nhận được kết quả dù thời hạn cuối cùng đã đến.
Theo bà Phú, trẻ em ở nông thôn đi làm việc nhà, đi làm hoàn công đổi công và đi làm thuê vào mùa vụ là chuyện thường thấy. Đa số con em người địa phương, khi học đến lớp 8-9 là nghỉ học lo việc đồng áng, gia đình. Đối với những trường hợp trẻ em mồ côi, gia đình đông con, gia đình thiếu đất đai canh tác các cháu thường thất học, sớm lao vào cuộc mưu sinh bằng trăm phương ngàn cách.
Huỳnh kiên
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét