Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

CHỨC NĂNG QUAN TÒA CỘNG SẢN BÂY GIỜ LÀ: Tòa hành người lao động là chính

Revolution fist.jpg
Hỡi anh em Công Nhân! Nhiệm vụ của những người Công Nhân chúng ta bây giờ là vượt qua sự kìm kẹp và đàn áp của chính quyền, đập tan gông xiềng để tự giải phóng cho chính mình. Giai cấp Công nhân sẽ được giải phóng, dân tộc Việt Nam sẽ được giải phóng khỏi ách độc tài, đó là niềm tin tất thắng của tất cả chúng ta.

Một số bản án, quyết định của tòa án tuyên không đầy đủ, không đúng đã làm người lao động thêm bức xúc

Anh Nguyễn Văn Long, nguyên là công nhân (CN) Công ty Cao su 30-4 Tây Ninh, vừa tiếp tục gửi đơn khiếu nại việc TAND huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đình chỉ giải quyết vụ án “Tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) và tranh chấp về tiền lương” giữa anh và Công ty Cao su 30-4 Tây Ninh.

Anh Long cho biết: “Lý do mà TAND huyện Tân Châu đình chỉ vụ kiện là nội dung tranh chấp về tiền lương chưa qua hòa giải cơ sở. Trong khi đơn khởi kiện của tôi gồm 2 nội dung là tranh chấp về tiền lương và đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Nếu có đình chỉ thì chỉ đình chỉ nội dung kiện về tiền lương, chứ sao đình chỉ luôn phần tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì đây là tranh chấp không cần phải qua hòa giải cơ sở?”.

Tòa ra quyết định trái luật

Trước đó, do anh Long không đồng ý việc công ty điều động đến địa điểm làm việc khác nên công ty đã xóa tên anh Long khỏi danh sách lao động của công ty. Anh Long đã khởi kiện việc bị công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ ra TAND huyện Tân Châu. Trong đơn khởi kiện còn có nội dung tranh chấp về tiền lương.

Sau khi thụ lý, vào ngày 23-8, TAND huyện Tân Châu ra quyết định đình chỉ vụ án với lý do tranh chấp về tiền lương chưa qua hòa giải cơ sở. Không chỉ anh Long mà còn nhiều CN khác cũng bị công ty xóa tên, sau đó khởi kiện và bị TAND huyện Tân Châu đình chỉ giải quyết.

                    

Công nhân Công ty Cao su 30-4 Tây Ninh trình bày bức xúc với phóng viên Báo Người Lao Động

Luật gia Hoàng Hà (Hội Luật gia TPHCM) cho rằng việc TAND huyện Tân Châu đình chỉ toàn bộ vụ án là trái luật. Theo quy định, nội dung tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ không phải qua hòa giải cơ sở. TAND huyện Tân Châu không thể lấy một nội dung chưa đúng thủ tục trong đơn kiện để đình chỉ toàn bộ vụ án.

Trường hợp này, trong quá trình thụ lý vụ án, nếu thấy chưa đủ cơ sở thì tòa án đề nghị người lao động bổ sung hoặc không thụ lý nội dung tranh chấp về tiền lương (chưa qua hòa giải theo quy định). Còn phần tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải thụ lý, xét xử đúng luật định.
 




Án tuyên nửa vời


Cũng bức xúc về cách hành xử của tòa án, chị Lê Thị Hoa, Công ty Thương mại Dịch vụ Sài Gòn - Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), cho biết chị bị cách chức tổ trưởng tổ hóa mỹ phẩm và điều động sang làm tổ phó tổ bảo vệ với mức lương thấp hơn với lý do không thỏa đáng. Chị Hoa đã kiện công ty ra tòa. TAND TP Buôn Ma Thuột bác yêu cầu nên chị Hoa kháng cáo.

Sau đó, bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Đắk Lắk chấp nhận kháng cáo của chị Hoa, tuyên hủy quyết định thi hành kỷ luật của công ty. Tuy nhiên, án phúc thẩm lại không đề cập việc khôi phục đầy đủ các quyền lợi khác của chị Hoa. Chính vì vậy, sau khi án có hiệu lực, công ty thu hồi quyết định kỷ luật trước đó nhưng lại tiếp tục ra quyết định cách chức tổ trưởng tổ hóa mỹ phẩm của chị Hoa. Điều đáng nói là quyết định kỷ luật sau lại căn cứ vào biên bản họp kỷ luật trước đó đã bị tòa án tuyên hủy. 

Giải thích về vấn đề này, ông Bùi Viết Anh Vũ, giám đốc công ty, khẳng định công ty đã thi hành đúng bản án có hiệu lực của TAND tỉnh Đắk Lắk. Việc sử dụng 2 biên bản cũ để tiến hành xử lý kỷ luật lại đối với chị Hoa là đúng. “Do bản án tuyên chưa đầy đủ khiến tôi tiếp tục bị lãnh đạo công ty trù dập”- chị Hoa bức xúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét