Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Cùng là sức ấy sao mà khác nhau?

       Revolution fist.jpg            
     Chúng tôi chỉ cần cơm ăn áo mặc, cần được đối xữ tử tế không bị ngược đãi, đánh đập của giới chủ như hiện nay. Chúng tôi muốn được quyền nói lên chính kiến của chúng tôi, những người công nhân lao động. Chúng tôi cần người đại diện chính thức bảo vệ quyền lợi của chúng tôi, đó là Công Đoàn Độc Lập!.
Chúng tôi đã thấy rõ bộ mặt của nhà cầm quyền cộng sản hiện nay, và tổ chức  "công đoàn" quốc doanh tay sai của các ông rồi. Chế độ nầy là kẻ thù của giai cấp công nhân, nông dân và toàn thể người Việt Nam nói chung. Nhà nước nầy không vì lợi ích của người dân, mà ngược lại là kể bóc lột và cai trị thậm tệ nhất hơn cả thời kì thực dân đô hộ.
                  


 Thành Đô- Không có gì là quá đáng, khi chúng ta tự hào mà nói rằng: Người Việt Nam chăm chỉ, cần cù, ham học và hiếu kính. Những đức tính tốt đẹp đó của người Việt đã được thực tiễn chứng minh và bạn bè quốc tế thừa nhận. Nếu là trong một xã hội dân chủ tốt đẹp, thì hơn 90 triệu người dân với đặc điểm nói trên nhất định sẽ xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường và văn minh. Tiếc thay, sau mấy mươi năm chìm đắm trong chế độ độc tài Cộng sản, đất nước chúng ta bị tụt hậu nặng nề, người dân thì trở nên bất lực và gian dối. Với một xã hội ngược đời, đầy tham nhũng và bất công như vậy, con người Việt Nam muốn bỏ trí tuệ và sức lực của mình để làm giàu cho bản thân và xã hội cũng không thể được. Vì rằng họ bị bóc lột nặng nề bởi một bộ máy nhà nước tham nhũng, bị kìm hãm bởi một nền kinh tế định hướng Xã hội chủ nghĩa man rợ. Vì vậy mà lối thoát duy nhất cho lao động Việt Nam là con đường du học và xuất khẩu lao động.

                              Lao động VN chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài

   Lao động VN chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài .Dù ở đâu thì cũng hơn cái thiên đường Cộng Sản của Đảng và Bác Hồ.

Họ phải từ bỏ tất cả, hòng thoát ra khỏi guồng máy bóc lột và kìm hãm ở quê hương để tìm đến với chân trời tự do. Ở đó họ có thể được trả những đồng lương xứng đáng với công sức và trí tuệ mà mình bỏ ra. Ở đó họ được tôn trọng và tưởng thưởng nếu có những đóng góp tích cực và nghiêm túc. Những điều giản dị nhất đời đó họ không thể tìm thấy ở đất nước mình, một đất nước chỉ biết trọng dụng những kẻ cơ hội, ngu dốt và tàn ác. Ở Việt Nam, dù là người lao động trí óc hay nghề nghiệp – thì bản thân người đó không thể nuôi sống nổi bản thân, chứ đừng nói đến gia đình của mình. Đồng lương chết đói mà nhà nước và các công ty quốc doanh ban phát không đủ để họ chi phí cho những nhu cầu tối thiểu nhất của bản thân. Họ không có tích luỹ cho những nhu cầu khác như: Mua nhà, phương tiện, du lịch, nghỉ ngơi, chữa bệnh, đau ốm...; đó là nguyên nhân mà người dân Việt Nam phải bỏ nước ra đi để tìm đến môi trường lao động mới, hòng thoát khỏi một nhà nước bóc lột và giam hãm các giá trị con người.

Người Việt Nam bỏ nước ra đi với một mong muốn duy nhất: đó là sức lực và trí tuệ của mình được tôn trọng và đánh giá đúng mức. Và ít nhiều họ đã đạt được điều đó, vì rằng những quốc gia mà họ tìm đến đều biết tôn trọng những cống hiến của con người, chứ không bị rẻ rúng như ở Việt Nam.
Lao động người Việt chủ yếu tìm đến với các thị trường ở Châu Á như: Malaysia, Đài Loan,
Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản...; một số khác làm việc tại các quốc gia Đông Âu, số ít ở Tây Âu. Người Việt ra đi với một quan niệm sơ khai nhưng đúng đắn rằng: Dù ở đâu thì cũng hơn cái thiên đường Cộng Sản của Đảng và Bác Hồ.

Du học và xuất khẩu lao động, đó chính là khái niệm “Vượt biên” mới được hiểu theo cách của thời đại ngày nay. Và chúng ta hiểu rằng Việt Nam đang bị chảy máu chất xám và lao động có tay nghề cao.

Thành phần du học sinh sau khi đã học tập trong một môi trường tự do và văn minh, thường thì họ không muốn về nước nữa, mà tìm cách ở lại làm việc. Phần thì chính phủ nước đó trọng dụng nhân tài mà tìm cách để mời gọi và giữ chân họ. Vậy là Việt Nam mất đi nguồn chất xám quý báu vốn là tài sản to lớn của một quốc gia. Nhưng đối với những người Cộng sản thì họ chỉ cần một thứ khác: Đó là bộ máy công an ngày càng hùng hậu, nhân dân ngày càng sợ hãi và tuân phục họ, để chế độc tài mãi mãi trường tồn. Vì thế mà họ để cho bộ máy nhà nước mặc sức tham nhũng hại dân, những người tài không thể tồn tại, đành phải bỏ nước mà ra đi. Và tại các quốc gia này, những người trí thức Việt Nam đã có thể cống hiến sức lực và tài năng của mình cho xã hội và nhân loại.

Đối với những người lao động xuất khẩu. Tuy lao động Việt phần lớn có tay nghề thấp, nhưng bù lại họ có sự cần cù và siêng năng. Lương tháng của họ so với ở quê nhà thì có thể nói là một trời một vực, vì vậy có thể tích luỹ để gửi về cho gia đình và thân nhân, cũng như trả nợ khoản vay để đóng cho các cơ quan xuất khẩu lao động nhà nước. Lương tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bruney....mức lương cũng mấy ngàn USD/tháng. Tại một số quốc gia khác như: Thái Lan, Malaysia, Singapore...mức lương cũng trên dưới 1000 USD/tháng. Ấy là chưa kể khoản thu nhập làm thêm. Vì rằng người Việt Nam thường làm thêm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập, điều mà ở quê nhà họ có muốn bỏ sức lao động chính đáng ra để làm giàu cũng không được.

Người Việt Nam đã, đang và sẽ bỏ nước ra đi để kiếm tìm cơ hội việc làm mới. Mặc cho những khó khăn vẫn đang chờ, mặc cho chính phủ và Đại sứ quán bỏ rơi họ. Vì đối với họ, thoát được “Thiên đường Cộng sản” của Đảng và Bác Hồ là coi như sống và sẽ có ngày trở về vinh quang.

Một điều tôi băn khoăn tự hỏi rằng: Tại sao cũng những con người Việt Nam ấy, cũng trí tuệ và những phẩm chất ấy mà họ khác nhau ở hai môi trường? Môi trường lao động tại các quốc gia tự do và môi trường chế độ độc tài Việt Nam. Tại sao cũng sức lao động đó bỏ ra mà ở nước ngoài thì họ có thể làm giàu, mà ở Việt Nam thì bị chết đói? Tại vì xã hội Cộng sản ưu việt hơn chăng?
Ôi, quả thực là:

 “Ai ơi chẳng thể hiểu ra
Cùng là sức ấy sao mà khác nhau?”

 05.9.2012

1 nhận xét: