Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Mồ hôi bị vắt cạn kiệt: đến Bữa ăn ca của công nhân chưa được coi trọng



Revolution fist.jpg

Sáu mươi sáu năm đã trôi qua, ba thế hệ đã bị hy sinh: hy sinh chống Pháp để giành độc lập, hy sinh chống Mỹ để thống nhất đất nước, hy sinh làm những nông dân không có đất, và những công nhân không có tay nghề để đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước. Với đường lối điều hành đất nước như hiện nay, rõ ràng, Đảng và Nhà Nước đang tính hy sinh (luôn) thế hệ kế tiếp – thế hệ thứ tư !


                      
Bữa ăn đạm bạc của công nhân ở Công ty xuất khẩu nông sản (Cụm công nghiệp Tháp Chàm, Ninh Thuận). Ảnh: LƯU PHONG  
 

Do chưa có quy định bắt buộc về năng lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng, cũng như nhiều công ty "phó mặc" cho các cơ sở cung cấp suất ăn cho nên dẫn đến tình trạng chế độ dinh dưỡng bữa ăn ca cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) không đủ về năng lượng, dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ðiều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất của người lao động trong khu vực này thời gian qua.

Kết quả Ðề tài nghiên cứu "Ðánh giá và xây dựng khẩu phần dinh dưỡng tối thiểu cho một số đối tượng công nhân tại KCN, KCX" do Viện Dinh dưỡng quốc gia phối hợp Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) thực hiện cho thấy: Khẩu phần ăn của công nhân (CN) mới chỉ đáp ứng được hơn 89% nhu cầu về năng lượng, nhất là khẩu phần của nữ công nhân ở mức lao động nhẹ chỉ đạt hơn 77%. Năng lượng từ bữa ăn giữa ca đóng góp 35% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày đối với nam CN và 32% đối với nữ. Có một sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ đóng góp của bữa ăn ca đối với các mức lao động khác nhau như: bữa ăn cung cấp 39% năng lượng của khẩu phần ăn vào đối với mức lao động nặng; 32% năng lượng của khẩu phần ăn vào đối với mức lao động trung bình và 25% đối với lao động nhẹ. Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì của CN ở KCN, KCX thường cao hơn so cộng đồng. Nếu theo chỉ số BMI (để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy), nhóm trong độ tuổi từ 41 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (15,2% đối với CN nam và 18% đối với CN nữ). Nếu phân theo mức độ lao động thì có đến 72,1% số CN lao động nặng và công việc nặng nhọc tiêu hao năng lượng cao là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ gầy của nhóm đối tượng này. Ðiều này cho thấy, việc đan xen thiếu và thừa dinh dưỡng đang tạo "gánh nặng kép về dinh dưỡng" ở nước ta hiện nay và là hậu quả của một chế độ dinh dưỡng mất cân đối của CN tại các KCN, KCX.

Như vậy, việc can thiệp nhằm cải thiện bữa ăn tại các KCN, KCX cả về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) sẽ góp phần nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của CN. Do cường độ làm việc của CN trong các KCN, KCX thường rất cao, cho nên yêu cầu về bữa ăn đủ chất dinh dưỡng có một vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất, chất lượng của người lao động. Tuy nhiên có một thực tế hiện nay, nhiều công ty chưa thật sự chú ý đến vấn đề này. Bữa ăn ca của CN thường được khoán trong lương, chi phí cho bữa ăn chưa đủ để có một khẩu phần ăn đủ về số lượng, cân đối về chất lượng. Từ kết quả phân tích các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các KCN, KCX, nguyên nhân thường liên quan đến việc tổ chức bữa ăn cho CN, vì hiện nay bữa ăn của CN chủ yếu được các doanh nghiệp khoán toàn bộ (thông qua hợp đồng) cho một hoặc nhiều công ty dịch vụ được cung cấp suất ăn từ bên ngoài. Do đó, thường không kiểm soát được từ nguyên liệu đầu vào, đến suốt quá trình chế biến, vận chuyển cho đến khi sử dụng. Kết quả kiểm tra nhanh đánh giá các tiêu chuẩn về hóa chất cho thấy, cần quan tâm đến các thực phẩm đầu vào về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và hàm lượng Nitri, Nitrat. Các thực phẩm dinh dưỡng trong bữa ăn cần được chú ý kiểm tra việc sử dụng phẩm mầu, hàn the... Qua khảo sát tại nhiều KCN, KCX cho thấy, giá thành cho một suất ăn ở một số nơi còn khá thấp, thường từ bảy đến 12 nghìn đồng/suất. Chính vì vậy nhiều cơ sở chế biến phải lựa chọn nguyên liệu thực phẩm rẻ tiền, không an toàn và các nguyên liệu thường do các hộ gia đình cung cấp với số lượng nhỏ, lẻ cho nên rất khó quản lý về chất lượng đầu vào. Tại các cơ sở cung cấp suất ăn, người chế biến chủ yếu là lao động phổ thông, kiến thức về ATVSTP gần như không được trang bị, do vậy nguy cơ dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm là rất lớn. Ngoài ra, trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm tra về ATVSTP của các cấp chính quyền, ban quản lý KCN, KCX sử dụng dịch vụ bếp ăn tập thể ở nhiều địa phương chưa cao, bởi tâm lý cho rằng vấn đề này là công việc chuyên môn của riêng ngành y tế... Ðây được coi là những nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm tại các khu KCN, KCX ở nước ta thời gian qua.

Ðể bảo đảm chế độ, chất lượng dinh dưỡng và ATVSTP các bữa ăn của CN tại các KCN, KCX trong thời gian tới, trước hết chính các doanh nghiệp cần xác định vai trò, nâng cao trách nhiệm của mình đối với bữa ăn của CN. Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về kiến thức dinh dưỡng hợp lý, ATVSTP, nhất là thực hiện việc lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về dinh dưỡng với các chương trình hoạt động nữ công. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chế độ chính sách đối với người lao động, khi xây dựng thỏa ước lao động tập thể, cần có nội dung cụ thể quy định việc tổ chức thực hiện bữa ăn giữa ca tại KCN, KCX bảo đảm dinh dưỡng, ATVSTP. Các cơ quan chức năng cần ban hành quy định về việc doanh nghiệp phải tổ chức bữa ăn giữa ca cho công nhân, cũng như quy định về giá trị dinh dưỡng, mức giá đối với mỗi suất ăn. Thử nghiệm và triển khai áp dụng các định mức ăn theo ba mức lao động (nặng, trung bình, nhẹ) vào thực đơn trong bữa ăn cho CN ở các KCN, KCX. Ðồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATVSTP, xử phạt nghiêm đối với các đơn vị vi phạm...

 TRUNG TUYẾN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét