Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

"Chuyến tàu chót" : Vét được cứ vét

Revolution fist.jpg
Chúng ta đã hiểu quá rõ những người cầm đầu đảng cộng sản. Không thể hy vọng gì nơi họ. Bao giờ họ cũng đặt chủ nghĩa xã hội lên trên quyền lợi của dân tộc, dù chủ nghĩa xã hội đã trở thành vô nghĩa và chỉ còn là cái cớ để duy trì ách độc tài toàn trị mà họ áp đặt lên dân tộc. Họ đang định kéo dân tộc vào một thảm kịch mới. Đất nước đang cần một phản ứng mạnh mẽ và quả quyết để thoát khỏi hiểm họa diệt vong. Là con dân Việt, chúng ta phải hành động buộc đảng cộng sản trả lại Dân Quyền, Nhân Quyền mà ta đã bị bọn họ đánh cắp, chúng ta phải hành động ngay kẻo không sẽ quá muộn!

Lời nguyền tài nguyên” với Việt Nam

Cách đây vừa tròn 30 năm, vào ngày 5-6-1982, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – lúc đó là Phó Thủ tướng Chính phủ - đã ký văn bản Nhà nước về việc tổ chức Ngày Môi trường thế giới ở Việt Nam. Và sau 30 năm, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, "chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”. Tuy nhiên, đứng về góc độ giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường thì chúng ta đang đứng trước thách thức vô cùng gay gắt, lớn lao: liệu đất nước Việt Nam có vượt qua được "lời nguyền tài nguyên”?


Cụm từ "Lời nguyền tài nguyên” lần đầu được Richard Auty dùng trong cuốn sách của mình có tựa đề: "Duy trì phát triển trong các nền kinh tế khoáng sản: giả thuyết lời nguyền tài nguyên” xuất bản vào năm 1993. Tác giả đã chỉ ra rằng: "Không chỉ các quốc gia giàu tài nguyên có thể thất bại trong việc làm lợi từ của trời cho, thậm chí các nước này còn hoạt động kém hiệu quả hơn các nước khác mà thiên nhiên kém ưu đãi hơn”.

               tài nguyên thiên nhiên

Các nhà nghiên cứu cảnh báo trữ lượng khai thác khoáng sản ở nước ta đang ngày càng cạn kiệt - Ảnh: TL

Khi nói đến "Lời nguyền tài nguyên”, người ta thường lấy ví dụ điển hình là Nigiêria. Khởi đầu những năm cuối của thập kỷ 60, lực lượng lao động di chuyển từ các vùng nông thôn ra thành thị đã dẫn tới sự sụt giảm về sản lượng lương thực và kéo theo giá cả lương thực - thực phẩm tăng cao. Tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trên GDP giảm từ 68% vào năm 1965 xuống 35% vào năm 1981. Sự sụt giảm này đặc biệt ở các cây công nghiệp như cô ca, dầu cọ và cao su với sự sụt giảm lên tới 75% trong giai đoạn từ năm 1970 đến 1981. Trong khi đó, ngành dịch vụ đã tăng nhanh chóng, đặc biệt là dịch vụ công tăng tới 16% và ngành sản xuất, chế tạo (ngành được Chính phủ đầu tư lớn) tăng 8% trong cùng giai đoạn. Nguồn thu từ dầu mỏ bình quân trên đầu người là 33 USD, GDP trên đầu người là 245 USD vào năm 1965, vào năm 2000 thì nguồn thu này tăng thành 350 USD trên đầu người và GDP theo đầu người gần như giống vào năm 1965. Thế nhưng tỷ lệ nghèo đói (phần trăm dân số sống dưới 1 đô la/ngày) đã tăng từ 36% năm 1970 lên tới gần 70% vào năm 2000 (từ 19 triệu lên tới 40 triệu người). Chênh lệch giàu nghèo cũng tăng đáng kể. Trong năm 1970, phần thu nhập của giới thượng lưu (chiếm 2% dân số) bằng với giới cùng khổ (chiếm 17%), nhưng vào năm 2000 thì thu nhập của giới thượng lưu bằng toàn bộ 55% phần nghèo khổ nhất. Các sản phẩm dầu mỏ chiếm tới 80% nguồn thu của Chính phủ, 95% tổng thu từ xuất khẩu và 90% ngoại tệ kiếm được. Chính vì không vượt qua được "Lời nguyền tài nguyên” mà Nigiêria hiện là một trong 15 nước nghèo nhất thế giới.

Cách đây hơn một năm, vào ngày 25- 5-2011, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, UNDP, ADB... đã tổ chức Hội nghị đối thoại Phòng, chống tham nhũng lần thứ 9 với chủ đề Phòng, chống tham nhũng trong ngành khai khoáng ở Việt Nam. Tại cuộc Hội thảo này. "Lời nguyền tài nguyên” (cũng có khi người ta gọi là "Lời nguyền khoáng sản”) là thuật ngữ được cả hai ông Staffan Herstrom, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam và ông Matthieu Salomon, Cố vấn cao cấp của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), dẫn ra.

Lời nguyền tài nguyên, theo Đại sứ Staffan Herstrom, đó là "nghịch lý của sự trù phú” khi mà 1,5 tỉ người sống ở mức nghèo khổ, kiếm được dưới 2 USD mỗi ngày nhưng lại sống ở những quốc gia giàu tài nguyên bậc nhất thế giới. Từ thực tế 12 nước phụ thuộc chính vào khoáng sản và 6 nước phụ thuộc vào dầu mỏ hiện đang nằm trong danh mục những nước nghèo và nợ cao của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Staffan Herstrom cảnh báo rằng quốc gia sở hữu nhiều tài nguyên khoáng sản không hẳn đã là một quốc gia thịnh vượng. Ông Matthieu Salomon thì dẫn ra thực tế những tỉnh giàu tài nguyên nhất ở Indonesia cũng là những tỉnh có tỉ lệ nghèo đói cao nhất và hay xảy ra xung đột xã hội và một nước giàu tài nguyên không đồng nghĩa nước đó sẽ phát triển thịnh vượng và tránh được đói nghèo. Cả hai vị khách quốc tế tham gia cuộc đối thoại đều chỉ ra: tham nhũng, quản lý tồi, khai thác tràn lan, lãng phí và nguyên nhân sử dụng không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân cơ bản nhất của nghịch lý: giàu tài nguyên - đói nghèo.

Ở Việt Nam, vấn đề lãng phí, tham nhũng trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng rất đáng báo động. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã khái quát thực trạng đó: "Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả chưa cao, còn lãng phí. Tình trạng khai thác rừng, khai thác khoáng sản bất hợp pháp vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời”.

Theo kết quả nghiên cứu của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), ở nước ta có hơn 60 loại khoáng sản tại hơn 5.000 mỏ, điểm quặng. Ngành khai khoáng đóng góp từ 10% đến 11% vào GDP trong khoảng một thập kỷ nay. Doanh thu từ xuất khẩu khoáng sản trong năm 2009 đạt khoảng 8,5 tỉ USD, trong đó từ dầu thô đạt 6,2 tỉ USD, chiếm khoảng một phần tư tổng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang bộc lộ rất nhiều sơ hở gây thất thoát, tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng. VCCI cho rằng, nguồn lợi tài nguyên khoáng sản đôi khi rơi vào một số nhóm lợi ích thay vì cho cả một cộng đồng, do cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước thiếu minh bạch, chưa chặt chẽ. Cơ chế xin – cho trong cấp phép ở lĩnh vực khai thác khoáng sản đang diễn ra phổ biến nên khó có thể đạt được mục tiêu minh bạch. Phần lớn doanh nghiệp tìm đến các cơ quan quản lý nhà nước để tìm kiếm thông tin, phải chi trung bình 178 triệu đồng cho thông tin, có doanh nghiệp chi đến 5 tỷ đồng. Ngoài ra, việc thiếu công khai, minh bạch trong các khâu đấu thầu và cấp phép khai thác cũng là điều kiện để đặc quyền đặc lợi, tham nhũng phát triển; một số doanh nghiệp lợi dụng sự mối quan hệ, quen biết, lót tay để có được hợp đồng. Quy trình cấp phép hoạt động khoáng sản qua nhiều khâu, nhiều thủ tục có thể phát sinh nhiều tham nhũng. Nhiều trường hợp, một doanh nghiệp làm thủ tục xin cấp phép thăm dò khoáng sản mà cần tới 26 con dấu, bởi phải xin phép đủ các bộ, ngành, địa phương.

Mặt khác, phần lớn những khoáng sản quan trọng đều do doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm nhưng phần nhiều hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra khá phổ biến ở một số địa phương, khai thác khoáng sản theo kiểu "dễ làm, khó bỏ”, chưa sử dụng tổng hợp các loại khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến vẫn còn diễn ra khá phổ biến gây tổn thất, thất thoát lớn khoáng sản và nguồn thu ngân sách.

Hiện nay ở nước ta có hơn 2.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tham gia khai thác khoáng sản, trong đó có tới khoảng 90% là doanh nghiệp quy mô nhỏ. Nhiều doanh nghiệp trong ngành không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Tình trạng trốn thuế tài nguyên, vận chuyển, buôn bán lậu… diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương. Công tác quản lý và giám sát nguồn thu – chi từ công nghiệp khai thác chưa thật sự chặt chẽ dẫn tới thất thu ngân sách. Hơn nữa, việc công khai thông tin cũng như trách nhiệm giải trình của các bên trong ngành công nghiệp khai thác còn rất hạn chế. Chỉ có một số cơ quan quản lý nhà nước là có khả năng tiếp cận được những thông tin về các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Các cơ quan đại diện cho người dân ở các địa phương, cơ sở và phần lớn người dân chưa thể giám sát được nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản. Do mâu thuẫn nội bộ về lợi ích giữa doanh nghiệp với người dân sở tại trong việc khai thác tài nguyên mà xuất hiện ngày càng nhiều tình trạng xung đột, tranh chấp giữa người dân và doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở một số địa phương. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, trữ lượng dầu khí và than ở nước ta đang ngày càng cạn kiệt; tình trạng quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, nước ngọt còn lỏng lẻo, lãng phí, tùy tiện ở nhiều nơi, thậm chí có nhiều biểu hiện tham nhũng, làm giàu bất chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, những thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm trong việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ dần dần được khắc phục khi Việt Nam tham gia tổ chức Sáng kiến minh bạch trong ngành khai khoáng (EITI), với một uỷ ban gồm đại diện các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, các doanh nghiệp khai khoáng, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư. Cũng có chuyên gia cảnh báo rằng, nếu thiếu cam kết chính trị mạnh mẽ và thiếu quyết tâm thì việc thực thi EITI sẽ bị hạn chế do động chạm tới nhiều nhóm lợi ích, đặc biệt trong bối cảnh nạn tham nhũng còn khá phổ biến hiện nay. Câu hỏi "Liệu nền kinh tế Việt Nam, vốn luôn dựa vào xuất khẩu tài nguyên thô trong hàng chục năm qua, có tránh được "Lời nguyền tài nguyên” mà không ít quốc gia trên thế giới đã mắc phải”, còn đang ở phía trước và chưa dám chắc có câu trả lời thuyết phục.
 
Vũ Ngọc Lân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét