Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

SỐNG DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI CỘNG SẢN : Mơ đến ngày an cư... còn khó hơn lên trời

Revolution fist.jpg
Hãy chủ động đoàn kết đấu tranh với sự bất công và tàn ác, không được thụ động ngồi chờ để rồi đến lượt bạn và gia đình mình phải gánh chịu sự bất công. Chính quyền độc tài toàn trị như con bạch tuộc với những cái vòi đầy máu quấn chặt và hút máu làm cho con người ngày càng yếu ớt và kiệt sức vì mất máu. Chúng ta càng thụ động và sợ sệt thì những chiếc vòi bạch tuộc càng buộc chặt và tự do càng bị mất đi. Toàn thể người dân Việt Nam đoàn kết lại và chặt đứt những chiếc vòi bạch tuộc kia thì chúng ta sẽ được giải thoát, đừng đợi đến lúc chúng ta kiệt sức vì mất máu và con bạch buộc no máu rồi ngủ say.
Họ mong muốn có chỗ ở ổn định, con cái được học hành, được tiếp cận các chính sách an sinh xã hội...

“Hồi trước, nếu tiện tặn thì mỗi ngày cũng còn dư hơn trăm ngàn đồng, còn bây giờ giỏi lắm thì chỉ được 50.000 đồng. Đó là trời thương cho mạnh khỏe làm ăn, nếu không thì chắc chết”. Vừa cẩn thận vuốt những đồng bạc lẻ sau một ngày “lội rã cặp giò” đi bán bắp nấu, chị Lê (hẻm 249, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú - TPHCM) vừa than thở.

Chảy nước mắt thèm bữa cơm gia đình

Ở cùng con hẻm này với chị Lê có gần 50 hộ, toàn là dân tứ xứ khắp trong Nam, ngoài Bắc đổ về. Họ làm đủ thứ nghề: chạy xe ôm, sửa xe đạp, bán hủ tiếu gõ, bán bắp nấu, hột vịt lộn, rau cải... Đây là những công việc không đòi hỏi nhiều vốn liếng, cũng chẳng phải xin phép chính quyền. Chỉ cần chiếc xe đạp, đôi quang gánh, thùng đồ nghề, vài cái nồi, vốn lưu động là vài trăm ngàn đồng thì đã có thể “hành nghề”.

             
           Cha con anh Nguyễn Văn Vũ trong ngôi nhà tạm bợ ở mé sông Sài Gòn.Ảnh: THANH NGA
 


“Phải công nhận là đất Sài Gòn này dễ sống, chỉ cần mình chịu khó thì không bao giờ sợ đói” -
ông Nguyễn Hữu (quê Quảng Nam) đã có “thâm niên” bán cháo lòng 15 năm khoe với chúng tôi. Xe cháo lòng của ông mỗi ngày cũng kiếm được gần 200.000 đồng. Cả nhà ông có 5 người, thuê căn phòng 20 m2 vừa là nơi nấu nướng, ăn ngủ, sinh hoạt... “Được vầy đã là khá, nhiều người còn chen chúc chật hơn. Ở ngoài quê, tôi còn mấy sào đất cho người ta mướn. Phải chi vác được miếng đất ngoài đó vô đây cất nhà thì thật là đã” - ông nói đùa rồi bật cười vui vẻ.

“Không có cảm giác được ở trong nhà” là tâm sự của chị Nguyễn Thị Hằng (quê Bình Định) và hơn 10 chị em ở khu nhà trọ gần cầu Ông Lãnh, quận 1 - TPHCM. Từ sáng sớm đến nửa đêm, các chị lang thang khắp đường cùng ngõ hẹp với gánh hàng rong trên vai, khi trở về phòng trọ thì mệt rã rời, chỉ muốn tìm một chỗ đặt lưng để ngủ. Chị Hằng tâm sự: “Cả ngày ngoài đường, bạ đâu ăn đó, chẳng có chợ búa nấu nướng gì. Nhiều khi thèm một bữa cơm gia đình đến chảy nước mắt”.

Phải chi có chỗ ở ổn định...

Không chỉ khó tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, lao động nhập cư còn phải chấp nhận nhiều thiệt thòi như điều kiện sinh hoạt thấp kém, con cái không được học hành, không tiếp cận được các nguồn vốn vay, xài điện nước giá cao hơn gấp nhiều lần...

Chỉ cậu con trai 17 tuổi đang thở khò khè một cách khó nhọc, bà Nguyễn Thị Hoan (45 tuổi, làm nghề lượm ve chai ở xóm trọ gần cầu Bình Triệu, quận Thủ Đức - TPHCM) buồn rầu nói: “Thấy con bệnh cũng muốn đem tới bệnh viện để khám nhưng nó lại không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Kiếm miếng ăn đã khó, tiền đâu mà mua bảo hiểm?”. Còn bà Phạm Thị Bảy, bán vé số ở phường Cầu Kho, quận 1 - TPHCM, thì một mắt đã bị lòa, chân bị viêm khớp nặng nhưng không dám đi khám bệnh vì không có tiền, cũng không có thẻ BHYT.

Chỗ ở tạm bợ, cuộc sống bấp bênh trên những bến sông của các cư dân xóm chuối, xóm dừa (đoạn phường 27, quận Bình Thạnh - TPHCM) đã làm cho khu vực này rất hiếm tiếng trẻ con. 13 hộ gia đình trong xóm đều là những cặp vợ chồng đã có con nhưng chúng không sống với cha mẹ. “Khu này chỉ được dựng tạm bợ nên nhà cửa nhếch nhác, xập xệ, có thể đổ sập bất cứ lúc nào khi mưa to, gió lớn. Lại thêm nền nhà ẩm thấp, nước đọng quanh năm, muỗi mòng nhiều quá nên nhiều người phải gửi con cái về quê” - anh Nguyễn Văn Vũ cho biết. Cậu con trai lớn của anh năm nay vào lớp 1 đã gửi cho bà nội dưới Bến Tre để tiện đi học. Còn đứa nhỏ 2 tuổi, muốn gửi nhà trẻ nhưng chỗ rẻ nhất học phí cũng 900.000 đồng/tháng nên anh đành thôi. Anh Vũ ước ao: "Đời chúng tôi kể bỏ, ra sao cũng được, chỉ thương cho mấy đứa nhỏ, tương lai chúng biết có khá hơn đời cha mẹ chúng hay không? Phải chi có được chỗ ở ổn định thì tốt biết mấy”.

1 nhận xét:

  1. Quá nhiều mảnh đời bất hạnh... Tại đâu nên nỗi?

    Trả lờiXóa