Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Còn độc tài cộng sản đời người phụ nữ còn bấp bênh

Revolution fist.jpg
Nếu như họ hứa vài trăm năm hay một ngàn năm nữa xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản thì còn có chút hy vọng, đằng này cứ đằng đẵng một cách vô thời hạn như thế. Thử hỏi người dân làm sao có thể chịu đựng nổi, trong khi đó thì những bất công và sai trái luôn hiện hữu hằng ngày hằng giờ? Cuộc sống của con người thì có giới hạn, làm gì có ai có thể chờ đợi Đảng Cộng sản xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng Sản? Đã hơn 60 năm kể từ khi đảng Cộng sản cướp chính quyền, cho đến bây giờ họ vẫn loanh quanh “quá độ” để đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa Cộng sản. Tốt nhất là đảng Cộng sản hãy thú nhận trước lịch sử và nhân dân rằng: Chủ nghĩa Cộng sản là hoang tưởng, và con đường họ đang đi là sai lầm. Họ nên tự giải thể chế độ độc tài Cộng sản sai trái để tránh thêm những đổ vỡ và mất mát cho dân tộc Việt Nam."
 
LTS: Hầu hết, họ đều có chung hoàn cảnh: Nghèo, không có nghề nghiệp ổn định, nên phải làm những nghề nặng nhọc của “cánh mày râu” để kiếm kế mưu sinh. Khi hỏi về tương lai của mình, các chị chỉ ước vọng thật giản dị, đó là mong con mình học giỏi và thành đạt hơn đời cha mẹ của chúng.
Chị Tuyết Nhung chở gạch trên chiếc xe lôi.

Cái nghề chạy xe lôi đạp chở cát, đá, vật liệu xây dựng bấy lâu nay chỉ giành riêng cho cánh đàn ông. Thế nhưng, thật xúc động khi thấy hình ảnh những người phụ nữ dùng sức của mình để kiếm cơm trên chiếc xe lôi.


Bươn chải

Trưa tháng 10 trời chang chang nắng, từ cửa hàng vật liệu xây dựng Ba Mạnh, một người phụ nữ dẫn chiếc xe lôi ra cổng rồi “gồng mình” đạp thật lẹ lấy trớn chạy lên dốc cầu Tầm Bót (Quốc lộ 91). Chị có thân hình nhỏ thó, sức đã hao mòn nên không rướn nổi qua dốc cầu đành phải tuột xuống dẫn bộ… Cố hết sức đạp chiếc xe lôi chở đầy gạch qua dốc cầu Cái Sơn, chị Võ Thị Tuyết Nhung (43 tuổi, ngụ khóm Đông Thịnh, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên) thở phào: “Sáng giờ đạp được 3 cuốc từ cầu Tầm Bót đến cầu Nguyễn Trung Trực chưa đủ để đong gạo lo cho cả nhà nên phải ráng đạp từ đây đến chiều thêm vài cuốc nữa”.

Ở cái tuổi 43, nhưng do làm việc trong môi trường nặng nhọc nên chị Nhung đã già đi trước tuổi. Trung bình mỗi ngày, chị Tuyết Nhung chở từ 5-6 xe gạch, xi măng, cát, đá. Mỗi xe, chị được trả tiền công 7.000 đồng, như vậy, mỗi ngày chị chỉ kiếm được ngót nghét 40.000 đồng. “Xe lôi thì được cửa hàng đầu tư, mình chủ yếu lấy “sức” làm lời. Thời buổi này, không có nghề nghiệp ổn định thì biết làm gì ra tiền nên phải làm kiếm sống, lo cho gia đình…”, quệt mồ hôi ngang trán, chị Tuyết Nhung tâm sự.

Khi đứa con trai út mới được 4 tháng tuổi, chị Nguyễn Thị Bưng (32 tuổi, ngụ khóm Nguyễn Du, phường Mỹ Bình) đã gửi lại cho bà ngoại để cùng chồng đạp xe chở cát, đá mưu sinh. Mới 32 tuổi, nhưng cứ ngỡ chị Bưng đã gần 50 tuổi ! Chị Bưng nói: “Tôi dấn thân vào cái “nghiệp” này đã gần 7 năm. Lấy chồng từ năm 18, nay đã có 3 mặt con. Thấy chồng làm lụng cực nhọc nên đành gửi con lại ở nhà, rồi chạy xe lôi chở cát, gạch phụ tiếp chồng. Bình quân mỗi ngày, chạy 6 cuốc, kiếm cũng được 42.000 đồng đủ đong gạo qua bữa. Làm “nghề” này, bữa trúng bữa thất. Có hôm, nhiều khách đến mua vật liệu về xây dựng thì chạy nhiều. Còn hôm nào trời mưa, chỉ vài người đến mua gạch, xi măng thì coi như đói”.

Chị Bưng xúc cát lên xe.

Nuôi con ăn học bằng giọt mồ hôi


Lúc mới vào nghề chưa quen, chị Bưng và chị Nhung chỉ chạy được khoảng 1 cuốc là đuối sức. Nhưng hiện nay, mỗi ngày các chị đạp xe chở vật liệu xây dựng cả chục km và qua đến 3-4 dốc cầu. Trong khi đó, gạch, cát, đá cho mỗi chuyến xe khoảng 400kg cho thấy họ đã làm việc quá sức của mình. “Mệt lắm chứ, mỗi lần lên dốc cầu phải đạp thật mạnh và lẹ để lấy trớn. Cầu Cái Sơn, cầu Hoàng Diệu thì không hề hấn gì nhưng khi qua cầu Tầm Bót, cầu Nguyễn Trung Trực thì… đuối- vừa cố hết sức qua dốc cầu Cái Sơn, chị Tuyết Nhung thở hổn hển nói.

Mặc dù làm lụng vất vả, thu nhập cũng khá bấp bênh, nhưng các chị vẫn cố gắng lo cho các con ăn học. Chị Tuyết Nhung có 2 con, đứa lớn Thi Kim Ngân đang học lớp 10 Trường thực hành Sư phạm, còn đứa út đang học lớp 7. Khi hỏi về chuyện học hành của các con, chị Tuyết Nhung bày tỏ với nhiều hy vọng: “Đời cha mẹ chúng đã dốt thì phải cố gắng lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Làm nghề này khá bấp bênh, nhưng không vì thu nhập thấp mà cho con bỏ học giữa chừng. Ngày nào còn sức khỏe thì tôi với ông xã kiếm tiền lo cho con. Còn nước còn tát, chứ suốt ngày mình cứ đổ thừa cho cái nghèo mà để con bỏ học thì không được. Hy vọng mai sau các con tôi thi đỗ vào đại học để có nghề nghiệp ổn định thì vợ chồng tôi mãn nguyện lắm rồi…”.

Cũng cùng có chung hoàn cảnh, chị Bưng tâm sự, đứa con trai mới vào lớp 1, cũng cố gắng cho nó ăn học. Mỗi ngày, hai vợ chồng đạp xe lôi chở cát, đá, vật liệu xây dựng kiếm cũng được 100.000 đồng. “Hổm rài, trời mưa dầm, ít người mua vật liệu xây dựng, chạy cũng ế đành phải vay nóng bên ngoài để chạy gạo và lo tiền chi tiêu cho gia đình. Ở nhà còn nuôi một mẹ già và 3 đứa con thơ, tổng cộng đến 6 miệng ăn nên phải lấy xe lôi làm kế sinh nhai…”, chị Bưng ủ dột.
Dáng người chị Bưng, chị Nhung mảnh khảnh trên chiếc xe lôi chở cát nặng trịch chạy khuất dần trong buổi chiều tà, chúng tôi tự hỏi, với sức vóc phụ nữ, các chị có thể oằn lưng đeo đuổi nghề đạp xe lôi đến lúc nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét