Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Ra Trường, Khó Tìm Việc

                         
Theo số liệu điều tra của Bộ GD&ĐT năm 2011, 63% sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng. (ảnh minh họa internet).

Tìm việc làm cực kỳ gian nan, trong tình hình này. Bất kể rằng, người tìm việc đã tốt nghiệp đaị học chuyên ngành.

Trong thời khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp rủ nhau đóng cửa, các đại gia cũng thất kinh vì bất động sản không bán được... tuổi trẻ ra trường tất tả tìm việc gian nan.

Ngay cả khi học chuyên ngành về cơ khí xe hơi, sinh viên ra trường cũng không mấy ai tìm việc nổi, cho thấy hãng xưởng xe hơi VN không có hướng phát triển nổi.

Báo Tuổi Trẻ trong phần trả lời độc giả, hôm 1/11/2012 có đăng một thắc mắc như sau:

“Ngành khó xin việc, tôi phải làm sao?

Tôi tốt nghiệp ĐH ngành cơ khí ôtô nhưng thấy ngành này rất khó xin việc. Bạn bè tôi ra trường đa số làm trái ngành nên tôi cảm thấy tương lai của mình không được ổn lắm.

Tôi định học văn bằng 2 ngành kinh tế nhưng thấy nhiều người học kinh tế ra trường cũng khó xin việc nên đang do dự. Hiện tôi làm nhân viên bán hàng cho siêu thị điện máy để trang trải chi phí, nhưng cứ nghĩ không lẽ cứ làm mãi như vậy? Nhiều lúc tôi rất chán nản không biết làm sao, mong TTO tư vấn giúp.”

Trùng trùng bế tắc, khi học cơ khí xong lại không có việc, mới tính học thêm về kinh tế lại thấy nhiều người học ra kinh tế cũng khó tìm việc... Kinh tế VN sẽ về đâu, khi giới trẻ rơi vào hoan2 cảnh này?
Nói về học ngành kế toán, Báo Khánh Hòa cũng có bài tựa đề “Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán: Khó tìm việc làm” trong đó cho biết:

“Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có nhiều sinh viên (SV) tốt nghiệp ngành Kế toán (từ trung cấp đến đại học) đang chật vật tìm việc làm…

Đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (GTVL) tỉnh Khánh Hòa để đăng ký tìm việc, chị Hồ Thị Ngọc Hòa (xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh) chăm chú xem một lượt thông báo tuyển dụng được dán trên bảng nhưng không thấy đơn vị nào đăng tuyển kế toán. Vì thế, chị vào phòng đăng ký tìm việc, ghi đầy đủ thông tin trên hồ sơ để mong Trung tâm có thể đem lại cơ hội cho mình. Chị Hòa nói:

“Đây có lẽ là bản đăng ký thông tin tìm việc lần thứ 10 mà tôi nhờ Trung tâm. Những lần trước, đăng ký xong, tôi cứ hồi hộp chờ đợi, nhưng đều vô vọng”. Chị Hòa tốt nghiệp ngành Kế toán Trường Đại học Nha Trang vào tháng 8-2010, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được việc làm. Ngoài việc đăng ký tìm việc tại Trung tâm GTVL tỉnh, chị Hòa còn thường xuyên lên mạng, mua báo xem phần quảng cáo tuyển dụng. Hễ thấy đơn vị, doanh nghiệp (DN) nào tuyển dụng kế toán là chị gửi hồ sơ. Chị Hòa ngao ngán: “Mỗi lần đến DN nộp hồ sơ, tôi mất ít nhất 5.000 đồng tiền gửi xe. Chưa kể tiền in ấn, photocopy, công chứng, tiền xăng đi lại. Với người thất nghiệp như tôi, số tiền bỏ ra để tìm việc nhiều lần như vậy là cũng đáng kể”...”

Như thế, tốt nghiệp từ năm 2010, vẫn chưa có việc... cho dù là văn bằng về kế toán, nghĩa là một kỹ năng cần cho mọi công ty.

Kinh tế VN sẽ về đâu trong tình hình này?

1 nhận xét:

  1. Ra trường tim viec lam gian nan lắm.Sinh viên phải quen biết và trang bị nhiều kiến thức

    Trả lờiXóa