Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013
CHUYỆN “PHÁ GIỚI “ CỦA MẤY VỊ TU HÀNH QUÊ TÔI
Đoàn Vương Thanh.
-Chưa thấy có văn bản nào chính thức hoặc không chính thức, cho phép người tu hành được "có gia đình". Đấy là về mặt chính thức, còn về "mặt sau" thì bây giờ, trong số những nhà tu hành (ở chùa), nhất là "sư trẻ", có một số chắc là không nhiều lắm, vẫn lén lút "làm tình với nhau" và sinh ra những "sư con". Tại quê tôi, có một sư nữ không đẹp gái lắm, nhà chùa gọi là "Đại đức" gì đó, trụ trì ngôi chùa lớn nhất của xã, có một cuộc sống thật "tự do" thật "đời thường" Cách đây vài năm, từ trong nhà chùa ầm lên về việc "ni cô nghỉ dài gần một năm" nghe nói là "đi sinh con".
-Ở một ngôi chùa bên cạnh, cũng có một "ni cô" nay mới ngoài ba mươi lăm tuổi, cũng đã qua trương đào tạo, về trụ trì một ngôi chùa khá lớn, đã "đánh đổ" hai "ông chủ tịch xã" và làm luống cuống" không biết bao nhiêu thiện nam có máu trăng hoa. Đặc biệt sư bây giờ, biết rất nhiều cách làm giầu, miệng thì nói "không tham sân si" nhưng lại là người có đủ mánh khóe làm giầu, kiếm tiền một cách vừa trắng trợn, vừa tinh vi và có cuộc sống không kém gì mấy "đại gia", thậm chí có nhà lầu riêng, có "tiểu gái" hầu hạ ngày đêm và có tiền tỷ, cung mua ô tô con loại sang. Ni cô chùa làng tôi còn có đất nhà Hà Nội, thuê người "trông nom con nuôi" tháng từ 5 đến 10 triệu...
Trước hết, xin tự giới thiệu, tác giả bài viết này không phải người vô thần, nhưng bảo rằng theo một tôn giáo nào thì cũng không thể khẳng định. Mười tám tuổi, đang đi học trung học (Ban Tú Tài hệ trường học của Pháp ở Hà Nội, tình hình chộn rộn quá, ông bố đẻ "túm gáy" lôi về quê cho đi bộ đội Việt Minh). Đi bộ đội, đầu tiên là phải khai "lý lịch". Trong lý lịch có mục "Tôn giáo". Bố bảo khai: theo đạo Phật. Thế là khai, chứ chưa biết một loại đạo nào cả.
Nói đến đạo Phật tức là nói đến chùa chiền, chùa chiến ắt có sư, vãi, tiểu. Ô, làng tôi có đến 5 ngôi chùa. Một thôn đầu xã có 2 ngôi, thôn V có 1 ngôi, cà thôn D, nếu gọi là chùa thì có đến 3 ngôi, trong đó có một ngôi gọi là chùa nhưng thực ra chỉ là cái quán giữa đồng để nông dân làm việc mùa hè có chỗ nghỉ trưa. Vậy thì làng tôi, 100% số dân theo đạo Phật. Khi khai lý lịch thì ai cũng ghi là "tôn giáo không" hoặc "tôn giáo: Lương". Lương là để phân biệt với "Giáo", nghĩa là "Đạo Phật" phân biệt với "Đạo Thiên chúa", "Gia-tô giáo" hay còn gọi là "công giáo". Phật giáo hay Thiên chúa giáo đều là những tín ngương du nhập từ nước ngoài, người Việt theo rồi "Việt hóa" thành "quốc đạo" và thành tôn giáo chính thống của những bộ phận đông đảo dân cự.
Có một dạo, những người "vô thần" (cả cộng sản lẫn chưa phải là cộng sản) chủ trương chông mê tín dị đoạn, coi tôn giáo nào cũng là mê tín dị đoan, nên vận động phá bỏ đình chùa, miếu mạo, một số nơi phá cả nhà thờ chúa, hoặc ít ra cùng "khoanh vùng" hoặc coi những người theo đạo là "những kẻ tử vì đạo" chống lại cộng sản, chống lại kháng chiến. (thật ra, ngay trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ở nhiều vùng đồng bào theo đạo Thiên Chúa vẫn có nhiều người theo Việt Minh làm cán bộ, làm bộ đội và trong số đó có nhiều người được kết nạp vào Đảng Lao động, trở thành người cán bộ lãnh đạo ở cơ sở và được điều đi tham gia lãnh đạo ở cấp trên. Khi đã có tuổi, tôi hiểu rằng, tất cả mọi tôn giáo trên đât nước ta đều hướng thiện, đều răn dạy các đệ tử, các con chiên và người theo đạo hương thiện, làm việc thiện, tránh điều ác. Mỗi tôn giáo đều có những quy ước chặt chẽ, thậm chí chặt chẽ như luật pháp, mà người theo đạo theo răm rắp. Ví dụ, nhìn chung cho đến nay, những người tu hành theo đạo Phật hoặc theo Thiên chúa giáo đều không được lập gia đình và các nhà sư tu hành ở các ngôi chùa, dù theo Phật phái nào thì cũng không được lập gia đình riêng. Điều này đã duy trì rất nhiều năm rồi.
Tuy nhiên, năm 1947, tôi theo gia đình tản cư đến một làng cách làng tôi không xa có ngôi chùa nghe đồn linh thiêng lắm, lại do "hai vợ chồng" một nhà sư cùng tu hành, cùng trông nom, cùng tụng kinh niệm Phật. Tôi còn trẻ chưa hiểu biết mấy, nhưng cung đã tò mò ra chùa lân la hỏi chuyện và làm thân với vợ chồng nhà sư nọ. Thấy họ cùng hiền lành, tử tế, không có gì khác những nhà sư "độc thân". Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, với danh nghĩa "Đạo pháp và chủ nghĩa xã hội" các nhà chùa ở quê tôi cùng "đổi mới theo". Người ta thi nhau huy động mọi nguồn vốn khôi phục, xây mới hàng loạt chùa chiến, miếu mạo, nhất là đền và chùa. Tôi hiểu, đình là để thờ Thành Hoàng làng, Chùa là để thờ Phật (có thể là Phật giáo tiểu thừa, có thể là Phật giáo đại thừa, có thể là Phật Thích Ca, cùng có thể là Phật Tứ Pháp (Phán Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) tức là "Mây, Mưa, Sấm, Chớp". Làng tôi, nghe nói từ thời Lý Anh Tông đã có chùa thờ Đức Phật Pháp Vân trong bộ Tứ pháp, mà theo các bậc "sư già" cho hay thì trong địa phương có tới 72 nơi thờ Phật tứ Pháp.
Nhìn chung, tôn giáo, tín ngưỡng là thế giới tâm linh, nghĩa là chốn linh thiêng, chăm lo đến "phần hồn" của con người. Con người Việt Nam, dù ở đồng bằng, trung du hay miền núi, miền biển, người đa số, hay người thiểu số, mối dân tộc, mỗi vùng miền đều có tín ngưỡng và một quần thể người theo đạo này mà không theo đạo kia. Bây giờ theo chính sách "tự do tín ngưỡng của Nhà nước, người ta lại tự do hơn theo đạo và không theo đạo, nghĩa là có tôn giáo hoặc không có tôn giáo.
Một khi đã theo một tôn giáo nào đó đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của "Đạo", tức là của tôn giáo đó. Chưa thấy có văn bản nào chính thức hoặc không chính thức, cho phép người tu hành được "có gia đình". Đấy là về mặt chính thức, còn về "mặt sau" thì bây giờ, trong số những nhà tu hành (ở chùa), nhất là "sư trẻ", có một số chắc là không nhiều lắm, vẫn lén lút "làm tình với nhau" và sinh ra những "sư con". Tại quê tôi, có một sư nữ không đẹp gái lắm, nhà chùa gọi là "Đại đức" gì đó, trụ trì ngôi chùa lớn nhất của xã, có một cuộc sống thật "tự do" thật "đời thường" Cách đây vài năm, từ trong nhà chùa ầm lên về việc "ni cô nghỉ dài gần một năm" nghe nói là "đi sinh con".
Tất nhiên quan hệ trai gái vụng trộm thì khi sinh con cũng phải vụng trộm. Ở một ngôi chùa bên cạnh, cũng có một "ni cô" nay mới ngoài ba mươi lăm tuổi, cũng đã qua trương đào tạo, về trụ trì một ngôi chùa khá lớn, đã "đánh đổ" hai "ông chủ tịch xã" và làm luống cuống" không biết bao nhiêu thiện nam có máu trăng hoa. Đặc biệt sư bây giờ, biết rất nhiều cách làm giầu, miệng thì nói "không tham sân si" nhưng lại là người có đủ mánh khóe làm giầu, kiếm tiền một cách vừa trắng trợn, vừa tinh vi và có cuộc sống không kém gì mấy "đại gia", thậm chí có nhà lầu riêng, có "tiểu gái" hầu hạ ngày đêm và có tiền tỷ, cung mua ô tô con loại sang. Ni cô chùa làng tôi còn có đất nhà Hà Nội, thuê người "trông nom con nuôi" tháng từ 5 đến 10 triệu. Mỗi dịp hội hè lễ tết, tiền công đức của thiện nam tín nữ cung tiến nhà chùa đều được ni cô cất giữ ký càng và chi tiêu vào "tu bổ chùa, đèn nhang cúng Phật"…
Trong khi đó, một quả chuông đúc hết vài trăm triệu lại trở thành một quả chuông rè vì đúc không đủ lượng kim loại phối hợp cần thiết, nhà chùa không dám rung chuông mỗi dịp chiều buông. Ấy là chưa nói, ni cô còn công khai chửi bới cả nhà sư già là thày của ni cô, có công đào tạo và bố trí ni cô về trông nom chùa làng ! Nghe chuyện mà ngao ngán cuộc đời. Sư mô bây giờ loạn xị cả lên, người ta bảo tiêu cực xã hội dội vào trong chùa làm tha hóa không ít người tu hành, người mặc áo cà sa, ngày đêm tụng kinh niệm Phật. Chùa là nơi thâm nghiêm, nơi trung tâm tôn giáo của một làng, một vùng. có sư trụ trì, nhưng sư bây giờ có nhiều biến tướng như ni cô tu chùa làng tôi. Nhiều người trong làng có đơn đề nghị chuyển ni cô này đi nới khác, nhưng ni cô đã biết từ lâu dựa vào "các vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương" nên được "giữ lại" không phải chuyển đi chùa khác.
Gần đây, một phần đời sống vật chất xã hội được nâng lên, xuất hiện nhiều người giầu có (một phần cũng do tham nhũng mà có) đã về địa phương "công đức" tiền tỷ cho xây dựng lại đình chùa. Làng tôi có một vị lãnh đạo cấp tỉnh, tất nhiên là tỉnh khác chứ không phải tỉnh nhà, một lúc bỏ ra ba tỷ đồng giúp địa phương xây mới lại ngôi đình làng. Việc này được nhân dân hoan nghênh. Nếu như không có vị này giúp tiền tỷ thì đến thế kỷ sau cũng chưa thể xây dựng lại ngôi đình. Tuy nhiên, xây đình thì phải sinh ra "Ban xây dựng". Sau một hồi "cái nhau" đưa người này vào bỏ người kia, nói chung chỉ do một ông trưởng ban quyết định. Trong đó có việc "tạm" gửi số tiền tỷ người ta mang về giúp vào Ngân hàng, tính sơ sơ cũng được ngót 300 triệu tiền lãi của 9 tháng thời gian xây dựng đình và số tiền lãi này, ông trưởng ban và các vị trong Ban, luôn rêu rao là làm Đình hoàn toàn do tự nguyện không công sá, thậm chí mỗi buổi sáng xin vợ một cái bánh mỳ ăn lót dạ trước khi ra trông nom xây dựng Đình. Nhưng tuyệt nhiên, không thấy ông Trưởng Ban báo cáo với lãnh đạo hoặc với bà con về số tiền lãi 300 triệu kia.
Ban quản lý xây dựng Đình cũng biết "cách ăn" đấy chứ. Cho nên, như một lần, nguyên Thủ tương Chính phủ Phan Văn Khải nói trước một kỳ họp Quốc hội rằng, ngành xây dựng hàng năm để thất thoát đến 30% giá trị hoặc vốn xây dựng công trình. Điều này cắt nghĩa trong nhiều năm qua vì sao có một số công trình, thậm chí công trình tầm cỡ quốc gia, chưa xây xong đã đổ vỡ...
Trang mạng của Nhà văn Phạm Viết Đào nêu tít là có mục "tâm linh". Tâm linh có nhiều chiều rộng và có nhiều chiều sâu. Làm thế nào để huy động các cây viết tham gia chống tham nhũng, chống tiêu cực trong "Tâm linh" đang tràn lan hiện nay…
Phamvietdao4.blogspot.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét