Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

"Trí Nhân“ của Đảng


Văn Đức
                        
“Huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng Hiến pháp”.


Khi Nhân Dân (Nước) đã vượt qua giai đoạn „trẻ con“, thì „Đảng“ cũng nên vươn tới vai trò „người lớn“ (Chữ và Ý của Cụ Tản Đà); Bắt đầu từ một việc ở „địa phương“ như vụ xử án (cưỡng chế đầm khai hoang nhà anh Vươn) này!
            

Bác Hai Lúa thân mến,

Nhiều thông tin quá, nên cứ phải một vòng quanh “biển bờ” xem có động tĩnh gì mới không. Cũng chẳng phải “tấm lòng cao cả ưu thời mẫn thế” gì, mà chỉ là việc thường tình của “thất phu” như chúng ta, phải không bác? Nay mới đọc đến những phản biện để học hỏi, thì được coi ý kiến thứ nhất rất chí thú của bác. Xin phép bàn thêm.

Rất tâm đắc với ý thật hay của bác:

“Họ tài thật đấy như chưa đủ “Nhân” và “Dũng” để là bậc quân tử đúng cách đâu. Ôi, những con chim, múa sao cho đẹp để được khen mà thôi.
Lúa nghĩ, cùng cần nói để cho các ngài Gs biết, dân không gà mờ để các ngài hót hưu hót vượn đâu.“

Xin dẫn mấy ý kiến đã trao đổi cùng thân hữu để chia sẻ:

“Trí Nhân“ và „Cường bạo“


Ngày nay, „Trí Nhân“ – nói cho đơn giản là Dân Trí và Dân Khí của toàn Dân – đã vượt lên tầm rất cao: Tiếng nói lương tâm của Nghệ sỹ Kim Chi, „Kiến nghị 72“ đầy trí tuệ (72 người khởi thảo là khá ít so với „(khoảng) 140 đỉnh cao“!) cùng bao công sức suy tư trên các báo „Lề Dân“, … đã chỉ ra đầy đủ các khiếm khuyết và giải pháp. (Cần ghi cho đủ thì đọc lại những phát biểu và kiến nghị của nhiều học sinh, sinh viên.) – Thật chưa bao giờ „Nguyên khí Quốc gia“ thể hiện SÁNG TỎ như ngày hôm nay. Đó chính là CƠ HỘI VÀNG cho các nhà chính trị mà tôi luôn đánh giá vai trò rất cần thiết trong xã hội.

Xin cùng vượt lên:

Khi Nhân Dân (Nước) đã vượt qua giai đoạn „trẻ con“, thì „Đảng“ cũng nên vươn tới vai trò „người lớn“ (Chữ và Ý của Cụ Tản Đà); Bắt đầu từ một việc ở „địa phương“ như vụ xử án (cưỡng chế đầm khai hoang nhà anh Vươn) này!

Bác Hai Lúa thân mến,

Học trò nào cũng được học bài „Đại cáo bình Ngô“ của Cụ Nguyễn Trãi và biết chữ „Trí Nhân“. Biết chữ, nhưng thực lòng đến nay tôi mới thấm nghĩa: TÀI là hiếm, quý, nhưng NHÂN mới quan trọng và quyết định: NHÂN bao gồm BI và DŨNG, cùng TRÍ (Tài) để thành NHÂN TÂM. Chỉ có DÂN đông đảo và sống động mới gồm đủ ba thành tố đó của NHÂN TÂM, còn những „kẻ Sỹ“ có khi khiếm khuyết thì dễ biến thành „gà mờ“ là điều đáng thương và đáng tiếc cho họ.

Xin phép trình bày đôi điều thiển kiến như tán thán ý kiến của bác.

Thân mến.

Văn Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét