Phan Bảo Lâm Sgn
ĐCSTQ xác định rõ sự tồn tại của họ. Xây dựng thành công CNXH đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tồn tại của đảng phái chính trị, ĐCS cũng không ngoại lệ. Vì vậy, họ chấp nhận "ĐCS yếu để cho 1 nước TQ mạnh". ĐCSVN lại khác. Lập trường tư tưởng không rõ ràng. Hầu hết đảng viên không hiểu gì về CNXH, kể cả đảng viên lãnh đạo. Mục tiêu lý tưởng hoàn toàn mờ mịt. Thay vào đó, tham nhũng dựa vào toàn trị cắm rễ sâu trong bộ máy chính quyền. Có thể nói ĐCSVN có tư tưởng "ĐCS yếu cho 1 chế độ tham nhũng mạnh" thì đúng hơn.
Muốn chế độ tham nhũng tồn tại thì phải kéo dài toàn trị. Muốn toàn trị thì phải hạn chế pháp quyền. Muốn hạn chế pháp quyền thì quốc hội chỉ đóng vai trò "con rối chính trị", xây dựng 1 cái Hiến pháp "không thua nước nào" làm bình phong che chắn cho luật pháp "thủng như cái rổ" và kém khả thi. Luật pháp như thế nào thì kinh tế cũng như thế đó. Các chính sách kinh tế đưa ra thay đổi xoành xoạch vì không được luật hóa, sự tồn tại của nó hoàn toàn dựa vào cảm tính của 1 vài cá nhân "có quyền lực".
So với TQ, 5 đặc khu kinh tế của TQ tồn tại suốt 20 năm qua trở thành đầu tàu kéo kinh tế cả nước cùng lên. 5 đặc khu này tạo ra 1 thị trường lớn thứ 2 TG với 400 triệu người có thu nhập trung lưu. Kinh tế phát triển, khoa học phát triển thì khoa học quốc phòng hùng mạnh, quân đội hùng mạnh. Người TQ tự phá vỡ tư tưởng "trường kỳ mai phục", công khai hóa tham vọng bá quyền, đe dọa các nước lân cận, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng vũ lực. Đặc biệt, tư tưởng này được truyền bá rộng rãi với quảng đại quần chúng thông qua đủ loại sách báo và game online. ĐCSTQ rất biết cách "hướng dẫn dư luận" trong nước quan tâm đến những vấn đề tương tự như "biển Đông" nhằm che lấp những yếu kém nội tại của họ. Từ đó, tiếng nói chống đối ĐCSTQ của người dân TQ trở nên yếu đi. Nói cách khác, ĐCSTQ "hy sinh" quan hệ quốc tế với các nước lân cận để củng cố địa vị thống trị của họ.
Trong khi đó, tham nhũng làm cho bộ máy nhà nước VN trở nên mục ruỗng. Họ không biết cái gì cần làm và không cần làm, họ chỉ quan tâm đến túi tiền của họ. Dựa vào 1 dàn lãnh đạo "tham nhũng là chính, chính trị là phụ" thì VN sẽ luôn đơn độc trong mọi quan hệ quốc tế, trong đó quan hệ biển đảo với TQ. Tóm lại, ĐCSTQ lợi dụng quan hệ biển đảo với VN nhằm củng cố uy tín chính trị của họ với người dân TQ, còn ĐCSVN thì ngược lại.
Biển Đông không phải là vấn đề lớn của TQ. 1/4 người TQ quan tâm "biển Đông", 1/4 khác quan tâm khu vực Nam Cương và tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia thuộc LX cũ, 1/4 nữa quan tâm Tây Tạng và tranh chấp lãnh thổ với Ấn độ, 1/4 còn lại quan tâm "Điếu Ngư Đài". Vấn đề là, "biển Đông" có trở nên "nóng" hơn 3 mặt kia hay không. Nếu có, ta phải đối đầu với toàn bộ người TQ, nếu không chỉ có 1/4 người TQ muốn đối đầu với ta.
Liên minh với các nước trong khu vực, quốc tế hóa "biển Đông", đưa các áp đặt của TQ ra tòa án quốc tế, song song với việc không ngại va chạm về mặt quân sự sẽ làm cho vấn đề biển Đông trở nên "dịu" đi. Ta càng co đầu rụt cổ, họ càng đẩy mạnh việc "làm nóng" biển Đông hơn nữa nhằm đánh lạc hướng dư luận TQ (họ sẽ tuyên truyền với người TQ là "VN đuối lý lại còn ngoan cố, cần phải dùng vũ lực để trấn áp"). Cuối cùng, VN tự chui vào bẫy của TQ, tự cô lập trong quan hệ quốc tế.
Nên nhớ rằng, khi ngoại giao chưa "xé rách da mặt nhau", dù quan hệ lãnh thổ có xung đột, các mặt khác vẫn bình thường. Đáng tiếc, cái mà quan chức VN lo sợ là quan hệ thương mại giữa 2 nước sẽ bị đình trệ. Thương mại của VN chiếm đến 90% GDP của quốc gia (Mỹ chỉ có 5%), trong đó nhập siêu từ TQ chiếm vị trí thứ nhất (hầu hết là hàng hóa kém chất lượng với giá cả "rẻ như cho"). Cho nên, thực tế thế nào, ai cũng thấy, cũng hiểu vì sao nhà nước VN lại tỏ ra hèn yếu như thế, tự đưa mình vào thế bất lợi.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaCũng chỉ vì những cái ghế ngồi thôi mà yên Tâm ngồi thần phục
Trả lờiXóa