Phan Thanh
Những người đòi dân chủ ở Việt Nam hiện nay là những người đi trước "thời đại", đi trước suy nghĩ của giới trí thức quá xa. Lịch sử Việt Nam đã từng có những người đi trước thời đại như thế, và họ cũng gặp những nỗi buồn. Điển hình là bài thơ sau của Phan Thanh Giản, tôi nghĩ những người như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân chắc cũng cảm thấy như vậy:
Từ ngày đi sứ tới Tây kinh
Thấy việc Âu Châu phải giật mình
Kêu tỉnh đồng bang mau kíp bước
Hết lòng năn nỉ chẳng ai tin...
Câu hỏi "dân chủ cho ai?" này tôi thấy rất hay. Thứ nhất, nó cho thấy một sự khác biệt rất xa trong cách suy nghĩ của cộng đồng hải ngoại và đa số người dân trong nước. Trong khi người Việt hải ngoại coi tự do - dân chủ như nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, là thước đo của xã hội văn minh; thì đa số người dân trong nước nhìn nó như một thứ hàng xa xỉ phẩm, có thì tốt, nhưng không có cũng chẳng sao... Quan trọng nhất là làm sao kiếm được đủ tiền nuôi gia đình, có một mái nhà bình yên - như vậy là đủ rồi. Những người bên ngoài nhìn vào có thể chửi họ ngu dốt, nhưng đó là một thực tế, và nếu không tìm cách thay đổi thì phong trào dân chủ vẫn chỉ mạnh ở bên ngoài chứ không phát triển được ở bên trong Việt Nam.
Thứ nhì, làm sao trả lời câu hỏi "dân chủ cho ai?" này một cách hợp lý, để người dân trong nước thức tỉnh đi theo chúng ta? Phong trào dân chủ phải tìm ra một chiến lược quảng bá thích hợp cho món hàng "Dân Chủ" của mình. Phải gắn nó với những gì mà người dân trong nước mong đợi: Cơm gạo, áo, tiền, con cái v.v... Phải chứng tỏ cho họ thấy, dân chủ là cho họ, để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, chứ không phải vì quá khứ của cuộc chiến tranh 30 năm trước đây.
Thú thực, tôi thấy không còn nhiều người thực tâm tin vào Đảng CS cũng như con đường XHCN. Nhưng tại sao số đông không tin Đảng CS cũng chẳng tin nốt vào phong trào dân chủ? Phải chăng tại chúng ta quảng bá quá kém?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét