Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Tiếc là VN hiện nay không có những người lãnh đạo có tâm và có tầm. Chỉ toàn là những con ếch tự cao tự đại.

Quang Chính, Tp Vinh


                                   


Thời gian qua đi, Việt Nam mất đi dần tính 'quan trọng' về vị trí chiến lược ở biển Đông, mà trở thành 'van xì' cho xung đột nếu xảy ra. Mỹ đã dần dần 'mua chuộc' được hầu hết các đồng minh trong vùng trừ Việt Nam. Dĩ nhiên là có qua có lại, sau những thỏa thuận là những khoảng rộng rãi về đầu tư và ủng hộ tài chính. Việt Nam là kẻ có triển vọng nhất, nhưng là kẻ cuối bảng hiện nay. Việt Nam ngày nay không còn 'hot' như năm xưa nữa. Với kỹ thuật hiện đại, cả ngàn cây số không còn phải là một khoảng cách quá lớn. 

Đừng tưởng chính sách trung lập là có thể tránh cho quốc gia qua khỏi chiến tranh. Thực tế phủ phàng lịch sử đã chứng tỏ ngược lại. Khi chúng ta trung lập, ta trở thành quân cờ 'thừa', giữ hay thí cũng chẳng phải là quan trọng. Thời Bush con đi thăm Ấn, dân quốc gia này biểu tình rộng lớn vì sợ Mỹ sẽ biến Ấn thành mũi đầu xung đột hạt nhân. Sau một thời gian do dự, Ấn nay đã hiện đại hóa quân đội và cho hải quân vươn xa. Lý do, vị trí địa lý của Ấn và lòng tham con người là cội nguồn sâu xa. 



Ấn không thể nào đóng cửa giấu mặt nếu Tàu gây hấn, vấn đề chỉ là thời gian trước khi tới phiên họ. Bạn muốn hòa bình, nhưng thằng hàng xóm muốn bê đồ nhà bạn, tất nhiên phương pháp hữu hiệu nhất là phải ... mài dao mà thôi. Anh Pháp đã do dự trong thế chiến 2, họ tưởng rằng thí đi vài vùng đất nói tiếng Đức ở Trung âu, Hitler sẽ thỏa mãn khát vọng của họ. Lòng tham con người luôn không có giới hạn và thế giới này là của kẻ mạnh. Khi bạn yếu, bạn sẽ biến vào lịch sử. Vị trí địa lý là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đường lối chính trị của một quốc gia. Nếu Việt Nam nằm ở vị trí địa lý của Miến hay Thái, Việt Nam có thể ôn hòa hơn với Tàu, và để các nước khác thay nhau 'lãnh đạn'. Tiếc là ta không được như vậy. 

Trở thành đồng minh của Mỹ, nước Ấn nhận được nhiều đầu tư và khởi sắc rất nhanh gần đây. Hơn 65 năm độc lập từ Anh, họ không thể vươn ra khỏi sự trì trệ vì nhiều yếu tố. Hệ thống đẳng cấp trong đạo Hin đu của Ấn đã làm con người phải yên phận trong nghèo khó của mình hay không quan tâm tới sự nghèo khó của kẻ khác, xem đó như là định mệnh. Thời chiến tranh lạnh, Ấn độ thân Nga và có nhiều phủ quyết chống lại Anh Mỹ, đó là một lý do làm giảm sự giúp đỡ của các nước giàu. Đông dân ai cũng hiểu. Khi con cờ Ấn được nước, đầu tư đổ vào và kinh tế họ đang khá lên rất nhanh. 

Âu Mỹ giúp Nga vừa phải khi họ bỏ cs, chủ yếu là mua tài nguyên thô. Nga có tiềm năng và óc khoa học mạnh, chỉ có đường lối quản lý kinh tế lạc hậu nên ra nghèo đói. Giúp kẻ có thực lực, chẳng bao lâu ta phải đối đầu với hắn. Tàu thì ngược lại, đây là quốc gia lạc hậu, cho hắn nếm bơ sữa thì tất hắn phải cúi đầu. Càng được ăn ngon bao nhiêu, thì càng dễ điều khiển bấy nhiêu. Những quốc gia nhỏ như Việt Nam, giúp rộng rãi không có thể làm nước Mỹ phải lo lắng cả. Hơn nữa, kẻ thù của kẻ thù ta, chính là bạn ta vậy. Sao Việt Nam không nắm lấy cơ hội? Đi trên ngọn gió lịch sử là vậy. Lợi dụng thời thế và xung đột của kẻ khác làm lợi thế cho chính mình. Đó cũng là nguyên tắc cơ bản của Judo và Aikido. Làm ăn lúc sóng gió, nếu khôn ngoan thì lời rất nhiều. Khi ai cũng có thể làm được, thì lời bao nhiêu?

Đơn giản không phải Việt Nam không biết, chỉ vì phải hy sinh quyền lợi độc tôn lãnh đạo và quyền lợi kinh tế phe nhóm mà thôi. Đặt cá nhân lên trên quyền lợi tổ quốc sẽ bị lịch sử ngàn đời nguyền rủa. Việt Nam có thể không nhất thiết phải cho Mỹ đặt căn cứ, nhưng 'chiều' theo những đòi hỏi 'hợp lý' của họ để có sự giúp đỡ đầu tư và gia tăng tiềm năng quốc phòng cho đất nước là những điều nên làm. Chỉ có điều thế nào là 'hợp lý', có sự khác biệt rất lớn giữa đảng và nhân dân.

3 nhận xét:

  1. nhắc đến sự sụp đổ của Liên Xô, ông bạn có vẻ đã tự nói những lời mà chắc ông cũng phải thấy hổ thẹn. bởi ông anh chắc cũng thừa biết Liên Xô trước đó luôn là ngang cân ngang sức với MỸ. vậy mà sau khi được Mỹ và đồng minh Mỹ giúp đỡ thì Nga trở thành một nước thấp kém hơn Mỹ và các nước khác rất nhiều. ông anh nghĩ rằng Giooc Ba Chốp đã tự bỏ đi chế độ cộng sản là đúng ư? nhìn xem,, sao ông ta thăng tiến nhanh vậy? từ một người làm ở huyện lại lên làm đến tổng bí thư Đảng cộng sản? phải chăng là có "bàn tay hậu thuẫn"?

    Trả lờiXóa
  2. " 'chiều' theo những đòi hỏi 'hợp lý' của họ để có sự giúp đỡ đầu tư và gia tăng tiềm năng quốc phòng cho đất nước là những điều nên làm"? nay đòi hỏi được cái này, thì mai chúng lại đòi hỏi cái khác. việc làm này có khác gì cỗng rắn cắn gà nhà?

    Trả lờiXóa
  3. nói tóm lại là blog muốn khuyên toàn thể nhân dân ta một điều rằng, hãy từ bỏ cái chế độ cộng sản này đi, để đến với cái chế độ tư sản chứ gì? nhìn lại mấy cái nước tư sản như Ai Cập mà xem. khi đã đi theo con đường này thì ta phải "một lòng trung thành với Mỹ", chứ nó nói một, ta nói hai thì chúng đè bẹp ta. vậy còn gì là tự do? là chủ quyền?

    Trả lờiXóa