Jonathan London
Trong những ngày qua tôi đã ỏ Praha để dụ một workshop về chính trị ở Việt Nam. Ban đầu mình tự hỏi, làm sao mà có một hội thảo như thế ở một nơi rất xa Việt Nam. Praha năm 2013 đâu có liên quan gì với Việt Nam!
Nhưng, sau vài ngày suy nghĩ, tìm hiểu thêm về lịch sử đương đại của Tiệp, đi bộ trên những đường phố của thành phố xinh đẹp, và trao đổi với người dân Tiệp (trong đó có người Việt) tôi cũng suy nghĩ về sự liên quan của những gì đã xảy ra ở đây cách đây chưa lâu.
Nếu như Tiệp đã có chuyển đổi một cách ôn hòa thì có những bài học gì cho Việt Nam? Nếu một nhân vật như Vaclev Havel đã thành một người dẫn dắt quá trình dân chủ hóa, thì ai có thể là nhân vật tương tự ở Việt Nam vậy? Cù Huy Hà Vũ chăng? Rõ rằng một phong trào như đã xây ra ở đây chẳng vì một hay một vài người mà là phong trào đân chúng.Ngày mai tôi sẽ sang Pháp làm việc vài ngày. Nhưng, trước khi đi tôi muốn các bạn đọc dù thích hay không thích tôi suy nghĩ chút ít về các kinh nghiệm cải cách của các nước Đông Âu và Trung Âu trong quá trình cải cách. Thay vì tôi bàn về vấn đề này, tôi sẽ chia sẻ các bình luận của bạn đọc thay vì tự mình thảo luận. Rất mong nhận được phản hồi của các bạn.
Kính chào giáo sư
Rất vui lại được tâm sự cùng ông, trong bài viết ông có đề cập đến cách thức giải quyết các vấn đề đã tồn tại trong quá khứ ở các thể chế độc tài và độc đoán khi các thể chế này chuyển sang mô hình dân chủ. Đây là một vấn đề rất quan trọng. Trong quá khứ, khi mô hình Xã hội chủ nghĩa có những dấu hiệu suy thoái và sụp đổ tại Đông Âu. Các nước này đã có nhiều giải pháp thích hợp. Các cuộc đối thoại đã diễn ra giữa các nhà dân chủ và trí thức tiến bộ với các lãnh đạo cộng sản. Nhiều cuộc đối thoại bàn tròn đã diễn ra ở Ba Lan, Hungari, Tiệp… Kết quả là quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra khá êm đẹp, các ghế tại Nghị viện được chia cho các đảng viên cộng sản và các nhà dân chủ, nhiều đảng viên tiếp tục giữ các chức vụ quan trọng. Trường hợp đáng tiếc duy nhất là Roumani, quá trình chuyển giao quyền lực đã diễn ra trong bạo lực và phải mất một khoảng thời gian dài tình hình mới ổn định trở lại.
Khi đó tại các nước Đông Âu, có hai khuynh hướng khác nhau, một số người mong muốn phải đưa ra ánh sáng những sai lầm của các nhà lãnh đạo thân Liên Xô, một số khác không muốn nhắc lại quá khứ, vì theo họ, nhiều người đảng viên đã tham gia vào hội nghị bàn tròn, và đóng góp quan trọng vào quá trình cải cách chính trị, hơn nữa nhiều người vẫn còn giữ vai trò lãnh đạo. Hai quan điểm này đều có cơ sở, nhưng quan trọng hơn cả là tìm được sự đồng thuận.
Nếu ví dụ, Việt Nam một ngày không xa, cũng sẽ có sự hợp tác giữa các nhà lãnh đạo và những người có quan điểm cấp tiến để cùng nhau bàn bạc tìm ra giải pháp cho đất nước, khi đó vấn đề quá khứ cũng sẽ được bàn đến. Rất có thể cũng sẽ có hai khuynh hướng như vậy. Lúc đó người Việt Nam sẽ phải giải quyết thế nào? Theo quan điểm riêng của tôi, người Việt Nam cần tuân theo những giá trị đạo lí của cha ông chúng tôi, đó là sống nhân ái, biết bỏ qua mọi sai lầm và tha thứ, như lời thi hào Nguyễn Du khuyên “Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, hay như câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người Việt Nam không được phép có bất cứ sai sót nào nữa, nếu không lịch sử sẽ lại lặp lại như cũ. Nhưng khi một thể chế dân chủ được thiết lập, phải chăng, Nhà nước mới sẽ không nói gì về quá khứ, theo tôi, các nhà lãnh đạo sau này vẫn phải thay mặt Nhà nước, xin lỗi nhân dân, xin lỗi các nạn nhân, thừa nhận những thiếu sót để không bao giờ mắc phải nữa. Luật hành chính ở Pháp thừa nhận lỗi của Nhà nước và lỗi của các cá nhân. Khi một người thực thi chính sách của Nhà nước, nếu chính sách đó sai và gây nhiều hậu quả, Nhà nước phải có trách nhiệm xin lỗi người chịu thiệt hại và bồi thường cho họ và người thân. Nước Pháp đã thừa nhận nhiều sai sót trong các chính sách của mình như việc hợp tác với Đức quốc xã, việc chuyển nhiều người Do thái đến các trại tập trung… Nước Nga cũng thừa nhận nhiều sai sót dưới thời Staline, đặc biệt là việc Bộ chính trị của Đảng cộng sản Liên Xô, ra một nghị quyết năm 1933, dưới sức ép của Staline, cấm người nông dân không được rời làng quê, đồng thời tiến hành trưng thu lương thực, kết quả là gần 6 triệu người Ucraina chết đói năm 1933. Năm 2006, Quốc hội Ucraina đã thông qua một đạo luật lên án nghị quyết này, coi đó là tội ác chống lại loài người.
Một hội nghị bàn tròn giữa các nhà lãnh đạo và những trí thức cấp tiến để tìm ra những giải pháp cho tương lai là điều cần thiết. Tuân theo các nguyên tắc đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam cũng là điều bắt buộc phải làm. Đối thoại giữa nhiều nhóm người sẽ đem lại nhiều lợi ích, tất cả mọi người đều chiến thắng, những người cộng sản chút bỏ được một hệ tư tưởng không hợp thời và trở về với nhân dân, lịch sử ghi nhận công lao của họ, những người cấp tiến bắt tay cùng những người lãnh đạo cũ xây dựng đất nước. Nhân dân bầu ra những người đại diện, tất cả các tù nhân lương tâm được tự do và sum họp với gia đình. Tôi tin đó sẽ một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình.
Thành Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét