Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Thêm một vài thông tin nho nhỏ về quá trình phòng chống dịch sởi của Việt Nam

Dân Khánh                     

                                


Từ năm 2003 tới năm 2006, tổ chức Grant Aid của chính phủ Nhật Bản đã giúp đỡ chúng ta xây dựng một cơ sở sản xuất vaccine bệnh sởi. Sau khi cơ sở này được hoàn thành, Việt Nam bắt đầu sản xuất vaccine sởi mới tên gọi là MCV2, thay thế cho MCV1 vốn được sử dùng từ năm 1981. Với loại vaccine mới này, số các vụ nhiễm sởi ở Việt Nam có phần được cải thiện. Nhưng không loại vaccine này bị sao đó, mà từ năm 2011, người ta quyết định thay vì tiêm nó cho trẻ 6 tuổi, lại tiêm cho trẻ …18 tháng.


Năm 2010, WHO phối hợp cùng UNICEF trợ giúp cho Việt Nam tiến hành chương trình tiêm chủng phòng nhiều bệnh cho trẻ em, trong đó có bệnh sởi. Chương trình có mục tiêu là tới 2012, sẽ không còn trẻ nào bị nhiễm sởi. Đến năm 2012, WHO ghi nhận không có ca tử vong nào vì bệnh sởi, một đánh giá rất khả quan được WHO đưa ra. Cũng trong báo cáo này, WHO cho biết, Việt Nam tiêu tốn 10 triệu USD cho việc tiêm chủng bệnh sởi ở trẻ em, trong đó chính phủ chi ra 4 triệu USD.

Tới năm 2013, sau khi chương trình trợ giúp của WHO và UNICEF đã kết thúc, bộ Y tế tiếp tục cho trẻ em sử dụng vaccine MCV2, thì từ tháng 5, dịch sởi có dấu hiệu bùng phát trở lại. Từ tháng 5 tới tháng 12 năm 2013, có 1048 trẻ nhiễm sởi (theo báo cáo của bộ Y tế, số liệu thực có thể cao hơn). Trong khi dịch sởi đang bùng phát như vậy, thì tháng 7 năm 2013, Việt Nam tiếp tục ký kết với Nhật Bản để hỗ trợ tiếp cho cơ sở sản xuất vaccine nêu trên, nâng cấp dây chuyền để có thể sản xuất vaccine MR (ngừa cả sởi lẫn Rubella). Mục tiêu là đến 2018 sẽ hoàn thành việc nâng cấp, đúng là chả khác nào đau đẻ chờ sáng trăng. Ngoài ra, theo thông cáo báo chí từ phía JICA (cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) thì chương trình này sẽ tiêu tốn hết 7.5 triệu USD (không biết là Việt Nam sẽ phải chi ra, Nhật Bản cho vay hay cho không).

Nói chung, em thấy công cuộc chống sởi không hiệu quả. Lúc được WHO và UNICEF hỗ trợ cho hùng hậu thì làm được, nhưng họ vừa rút đi 1 cái, thì từ không có ca tử vong nào, lại vọt lên 108 trẻ. Mà theo cái báo cáo của WHO, thì trước đây, chỉ có năm 1993 là có trên 100 ca tử vong vì bệnh sởi (cụ thể là 120 ca), với tình hình bệnh viện vẫn quá tải như hiện nay, nhiều khả năng số ca tử vong sẽ tạo một kỷ lục đáng buồn mới. Và có lẽ nên xem lại chất lượng của loại vaccine MCV2 mà Việt Nam đang tự sản xuất.

Việc bộ Y tế cố giấu diếm chuyện bệnh sởi đang lan rộng, không thể không làm chúng ta nhớ lại năm 2011, lúc bộ Y tế quyết tâm không công bố bệnh Tay chân miệng đã bùng phát thành dịch, trong khi thực tế thì từ tháng 1 tới tháng 11 năm 2011, đã có tới hơn 66.000 ca nhiễm, 119 ca tử vong. Lý do điều này thì thực dễ hiểu, nếu như bộ Y tế công bố dịch, báo cáo thành tích cuối năm của các bậc lãnh đạo tài tình sẽ không được đẹp như ý họ mong muốn. Thay vào đó, từ chối công bố dịch, mặc cho nhân dân chịu đựng, các lãnh đạo bộ Y tế vẫn có thành tích phòng chống được dịch bệnh như thường. Nếu lần này, kịch bản không công bố dịch được lặp lại, có lẽ phải dành cho bà bộ trưởng Kim Tiến một cái bái vọng.

Tương tự như trong lĩnh vực giáo dục, y tế nước nhà cũng đang phải chịu sự dìu dắt của những vị lãnh đạo thiếu tầm nhìn, thiếu khả năng và thiếu nhất là đạo đức. Họ nghiễm nhiên làm lợi cho bản thân mình, mặc kệ cho cả xã hội gánh chịu hậu quả từ sự ngu dốt của họ, và cho con cái + người nhà của mình “tị nạn” sang các quốc gia khác (về giáo dục thì đi du học, về y tế thì ra nước ngoài chữa bệnh). Đọc những dòng thông tin về các cháu nhỏ và gia đình phải chịu đựng khổ cực, nhiều cháu không qua khỏi mà thật khó nén một tiếng chửi và những dòng nước mắt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét